Trình tự hoạt động giám sát văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước ở trung ương của Hội đồng dân tộc được quy định như thế nào?
Hoạt động giám sát của Hội đồng dân tộc bao gồm các hoạt động nào?
Căn cứ Điều 37 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 quy định về các hoạt động giám sát của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội như sau:
Các hoạt động giám sát của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội
1. Thẩm tra báo cáo của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật này thuộc lĩnh vực Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội phụ trách hoặc theo sự phân công của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
2. Giám sát văn bản quy phạm pháp luật quy định tại điểm c khoản 1 Điều 4 của Luật này.
3. Giám sát chuyên đề.
4. Tổ chức hoạt động giải trình những vấn đề thuộc lĩnh vực Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội phụ trách.
5. Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân.
6. Kiến nghị về việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.
Theo đó, việc giám sát của Hội đồng dân tộc bao gồm các hoạt động được quy định tại Điều 37 nêu trên. Trong đó có hoạt động giám sát văn bản quy phạm pháp luật.
Hội đồng dân tộc (Hình từ Internet)
Chương trình giám sát của Hội đồng dân tộc được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 38 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 quy định về chương trình giám sát của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội như sau:
Chương trình giám sát của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội
1. Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội quyết định chương trình giám sát hằng năm của mình căn cứ vào chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và ý kiến của các thành viên Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội.
2. Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội dự kiến chương trình giám sát trình Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội xem xét, quyết định vào cuối năm trước và tổ chức thực hiện chương trình đó; trường hợp cần thiết có thể điều chỉnh chương trình giám sát và báo cáo Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội tại phiên họp gần nhất.
Theo đó, Hội đồng dân tộc quyết định chương trình giám sát hằng năm của mình căn cứ vào chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và ý kiến của các thành viên Hội đồng dân tộc.
Thường trực Hội đồng dân tộc dự kiến chương trình giám sát trình Hội đồng dân tộc xem xét, quyết định vào cuối năm trước và tổ chức thực hiện chương trình đó; trường hợp cần thiết có thể điều chỉnh chương trình giám sát và báo cáo Hội đồng dân tộc tại phiên họp gần nhất.
Trình tự hoạt động giám sát văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước ở trung ương của Hội đồng dân tộc được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 40 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 quy định về giám sát văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước ở trung ương như sau:
Giám sát văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước ở trung ương
...
3. Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội tổ chức phiên họp để xem xét văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội theo trình tự sau đây:
a) Đại diện Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội trình bày báo cáo;
b) Đại diện cơ quan, cá nhân đã ban hành văn bản giải trình;
c) Đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân được mời dự phiên họp phát biểu ý kiến;
d) Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội thảo luận;
đ) Chủ tọa phiên họp tóm tắt ý kiến phát biểu tại phiên họp;
e) Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội biểu quyết về việc xem xét văn bản quy phạm pháp luật khi xét thấy cần thiết.
4. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị, cơ quan, cá nhân phải xem xét, thực hiện và thông báo cho Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội biết.
...
5. Kết quả giám sát văn bản quy phạm pháp luật phải được báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội. Trường hợp cần thiết, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội kiến nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết về giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
...
Theo đó, trình tự hoạt động giám sát văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước ở trung ương của Hội đồng dân tộc được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 40 nêu trên.
Kết quả giám sát văn bản quy phạm pháp luật phải được báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội. Trường hợp cần thiết, Hội đồng dân tộc kiến nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết về giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội thì Hội đồng dân tộc kiến nghị cơ quan, cá nhân đã ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản đó.
Trần Thị Tuyết Vân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hội đồng dân tộc có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu nhận xét đánh giá đảng viên của chi bộ? Hướng dẫn chi bộ nhận xét đánh giá đảng viên thế nào?
- Mẫu Quyết định công nhận chi bộ trong sạch vững mạnh? Đơn vị có bao nhiêu đảng viên thì được lập chi bộ thuộc đảng ủy cơ sở?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể đảng đoàn, ban cán sự đảng mới nhất? Nội dung báo cáo kiểm điểm tập thể đảng đoàn, ban cán sự đảng?
- Thời điểm tính thuế tự vệ là ngày đăng ký tờ khai hải quan đúng không? Số tiền thuế tự vệ nộp thừa được xử lý như thế nào?
- Giảm giá đến 100% trong Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam Online Friday?