Trình tự phát triển phần mềm nghiệp vụ Ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có các giai đoạn như thế nào?

Tôi có câu hỏi thắc mắc là theo quy định hiện nay thì phần mềm nghiệp vụ Ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được phát triển dựa theo nguyên tắc nào? Trình tự phát triển phần mềm nghiệp vụ Ngân hàng có các giai đoạn như thế nào? Câu hỏi của anh Nhật Quang đến từ Quảng Ninh.

Phần mềm nghiệp vụ Ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được phát triển dựa theo nguyên tắc nào?

Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 34/2012/TT-NHNN có quy định về nguyên tắc chung như sau:

Nguyên tắc chung
1. Phần mềm nghiệp vụ được phát triển dựa trên yêu cầu nghiệp vụ của đơn vị chủ trì nghiệp vụ và đơn vị sử dụng. Mỗi phần mềm nghiệp vụ phải có đơn vị chủ trì nghiệp vụ chịu trách nhiệm các vấn đề liên quan đến nghiệp vụ và đơn vị chủ trì công nghệ thông tin chịu trách nhiệm các vấn đề liên quan đến kỹ thuật. Phần mềm nghiệp vụ sau khi hết hạn bảo hành phải được bảo trì để vận hành, khai thác lâu dài.
2. Cục Công nghệ tin học, các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước và bên thứ ba phải xác định rõ và thực hiện đúng trách nhiệm, quyền hạn theo quy định liên quan trong quá trình phát triển, bảo trì phần mềm nghiệp vụ.
3. Trong trường hợp một đơn vị được phân công đảm nhận nhiều vai trò trong quá trình phát triển và bảo trì một phần mềm nghiệp vụ cụ thể, đơn vị đó phải có văn bản phân công rõ trách nhiệm của các bộ phận trong đơn vị theo từng vai trò được phân công đảm nhận và phải đảm bảo nguyên tắc độc lập giữa các bộ phận lập, kiểm soát và phê duyệt việc phát triển và bảo trì phần mềm.

Theo đó thì phần mềm nghiệp vụ Ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được phát triển dựa trên yêu cầu nghiệp vụ của đơn vị chủ trì nghiệp vụ và đơn vị sử dụng, mỗi phần mềm nghiệp vụ phải có đơn vị chủ trì nghiệp vụ chịu trách nhiệm các vấn đề liên quan đến nghiệp vụ và đơn vị chủ trì công nghệ thông tin chịu trách nhiệm các vấn đề liên quan đến kỹ thuật, phần mềm nghiệp vụ sau khi hết hạn bảo hành phải được bảo trì để vận hành, khai thác lâu dài.

Phần mềm nghiệp vụ Ngân hàng

Phần mềm nghiệp vụ Ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Hình từ Internet)

Phần mềm nghiệp vụ Ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được định hướng phát triển như thế nào?

Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 34/2012/TT-NHNN có quy định về định hướng phát triển phần mềm như sau:

Định hướng phát triển phần mềm
1. Đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin tổ chức xây dựng kế hoạch và kiến trúc ứng dụng công nghệ thông tin của Ngân hàng Nhà nước trong đó bao gồm nội dung định hướng ứng dụng công nghệ thông tin.
2. Đơn vị chủ trì công nghệ thông tin, đơn vị phát triển phần mềm bảo đảm phát triển phần mềm nghiệp vụ tuân thủ theo đúng định hướng ứng dụng công nghệ thông tin của Ngân hàng Nhà nước.

Theo đó, phần mềm nghiệp vụ Ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được định hướng phát triển như sau:

- Đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin tổ chức xây dựng kế hoạch và kiến trúc ứng dụng công nghệ thông tin của Ngân hàng Nhà nước trong đó bao gồm nội dung định hướng ứng dụng công nghệ thông tin;

- Đơn vị chủ trì công nghệ thông tin, đơn vị phát triển phần mềm bảo đảm phát triển phần mềm nghiệp vụ tuân thủ theo đúng định hướng ứng dụng công nghệ thông tin của Ngân hàng Nhà nước.

Trình tự phát triển phần mềm nghiệp vụ Ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có các giai đoạn như thế nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 34/2012/TT-NHNN có quy định về trình tự phát triển phần mềm nghiệp vụ như sau:

Trình tự phát triển phần mềm nghiệp vụ
1. Các giai đoạn phát triển phần mềm nghiệp vụ:
a) Lập kế hoạch;
b) Khảo sát yêu cầu người sử dụng;
c) Phân tích yêu cầu hệ thống;
d) Thiết kế phần mềm;
đ) Lập trình phần mềm;
e) Kiểm tra, thử nghiệm phần mềm;
g) Triển khai thí điểm;
h) Đào tạo, tập huấn;
i) Đóng gói, bàn giao phần mềm;
k) Triển khai chính thức;
l) Nghiệm thu phần mềm;
m) Hỗ trợ vận hành.
2. Đối với các phần mềm nghiệp vụ thực hiện theo yêu cầu cấp bách được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt, đơn vị chủ trì công nghệ thông tin được quyết định trình tự phát triển rút gọn, có thể không bao gồm các giai đoạn quy định tại điểm a, b, g, i nêu tại Khoản 1 Điều này.

Theo quy định trên thì phần mềm nghiệp vụ Ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có các giai đoạn sau:

- Lập kế hoạch;

- Khảo sát yêu cầu người sử dụng;

- Phân tích yêu cầu hệ thống;

- Thiết kế phần mềm;

- Lập trình phần mềm;

- Kiểm tra, thử nghiệm phần mềm;

- Triển khai thí điểm;

- Đào tạo, tập huấn;

- Đóng gói, bàn giao phần mềm;

- Triển khai chính thức;

- Nghiệm thu phần mềm;

- Hỗ trợ vận hành.

Đơn vị phát triển phần mềm nghiệp vụ Ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải lập kế hoạch chi tiết khi nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 34/2012/TT-NHNN có quy định về xác định đơn vị phát triển phần mềm nghiệp vụ như sau:

Lập kế hoạch chi tiết phát triển phần mềm nghiệp vụ
1. Trong vòng 15 ngày làm việc sau khi được xác định, đơn vị phát triển phần mềm có trách nhiệm lập kế hoạch chi tiết phát triển phần mềm nghiệp vụ bao gồm các thông tin cơ bản: nội dung công việc; thời gian bắt đầu; thời gian kết thúc; nhân lực thực hiện và kết quả dự kiến.
2. Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được kế hoạch chi tiết phát triển phần mềm nghiệp vụ, đơn vị chủ trì công nghệ thông tin có trách nhiệm xem xét, phê duyệt kế hoạch này và gửi đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin, đơn vị chủ trì nghiệp vụ để phối hợp triển khai trong các giai đoạn tiếp theo của dự án

Theo đó, đơn vị phát triển phần mềm nghiệp vụ Ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong vòng 15 ngày làm việc sau khi được xác định thì phải có trách nhiệm lập kế hoạch chi tiết phát triển phần mềm nghiệp vụ bao gồm các thông tin cơ bản:

- Nội dung công việc;

- Thời gian bắt đầu;

- Thời gian kết thúc;

- Nhân lực thực hiện và kết quả dự kiến.

Lưu ý: Các phần mềm nghiệp vụ ngân hàng dùng cho mục đích nghiên cứu, thử nghiệm của Ngân hàng Nhà nước không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này theo khoản 1 Điều 1 Thông tư 34/2012/TT-NHNN.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phần mềm nghiệp vụ ngân hàng

Bùi Thị Thanh Sương

Phần mềm nghiệp vụ ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phần mềm nghiệp vụ ngân hàng có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phần mềm nghiệp vụ ngân hàng Ngân hàng Nhà nước
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu phiếu đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính của các đơn vị tại Trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước? Cách chấm điểm tiêu chí đánh giá?
Pháp luật
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh chỉ giải ngân cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng không được kiểm soát đặc biệt trong trường hợp nào?
Pháp luật
Ngân hàng Nhà nước có quyền yêu cầu tổ chức vận hành hệ thống thanh toán quan trọng cung cấp thông tin không?
Pháp luật
Trong việc quản lý thuế thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm gì theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Rút tiền hàng loạt là gì? Ngân hàng bị rút tiền hàng loạt thì Ngân hàng Nhà nước có thực hiện can thiệp sớm hay không?
Pháp luật
Ngày đến hạn trả nợ theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN là lịch trả nợ ban đầu khi cấp tín dụng hay tại thời điểm xem xét cơ cấu nợ?
Pháp luật
NHNN giải đáp, hướng dẫn về cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN?
Pháp luật
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh biên giới có quyền thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới không?
Pháp luật
Hội đồng giám định của Ngân hàng Nhà nước thực hiện giám định tư pháp trong trường hợp nào? Ai có trách nhiệm thành lập Hội đồng giám định?
Pháp luật
Tải mẫu Phiếu đăng ký dự tuyển công chức Ngân hàng Nhà nước mới nhất hiện nay ở đâu? Hướng dẫn cách ghi?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào