Trình tự quyết định chủ trương tiếp nhận khoản hỗ trợ ngân sách trung ương cho Chương trình mục tiêu quốc gia gồm các bước nào?
- Chủ trương tiếp nhận khoản hỗ trợ ngân sách chung được quyết định theo trình tự nào?
- Trình tự quyết định chủ trương tiếp nhận khoản hỗ trợ ngân sách trung ương cho Chương trình mục tiêu quốc gia gồm các bước nào?
- Đối với khoản hỗ trợ ngân sách, việc quản lý sử dụng vốn ODA được thực hiện theo trình tự nào?
Chủ trương tiếp nhận khoản hỗ trợ ngân sách chung được quyết định theo trình tự nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Nghị định 114/2021/NĐ-CP, trình tự, thủ tục quyết định chủ trương tiếp nhận khoản hỗ trợ ngân sách chung được quy định như sau:
Chủ trương tiếp nhận khoản hỗ trợ ngân sách
1. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương tiếp nhận khoản hỗ trợ ngân sách chung được quy định như sau:
a) Bộ Tài chính chủ trì xây dựng tài liệu về khoản hỗ trợ ngân sách, trong đó nêu rõ nội dung tình hình cân đối ngân sách trung ương, dự kiến phương án bù đắp bội chi ngân sách; đảm bảo nguyên tắc vay hỗ trợ ngân sách để chi cho đầu tư phát triển, lấy ý kiến Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan;
b) Trên cơ sở tổng hợp ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan có liên quan, Bộ Tài chính chủ trì, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về sự cần thiết, mục tiêu, hiệu quả kinh tế - xã hội, tổng vốn, nguồn và cơ cấu vốn, điều kiện tiếp nhận khoản hỗ trợ ngân sách, quyền lợi và nghĩa vụ, phương thức tài trợ và hình thức tổ chức quản lý;
c) Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương tiếp nhận khoản hỗ trợ ngân sách làm cơ sở cho việc ký kết, tiếp nhận khoản hỗ trợ ngân sách chung theo quy định.
Trình tự quyết định chủ trương tiếp nhận khoản hỗ trợ ngân sách trung ương cho Chương trình mục tiêu quốc gia gồm các bước nào?
Trình tự quyết định chủ trương tiếp nhận khoản hỗ trợ ngân sách trung ương cho Chương trình mục tiêu quốc gia (Hình từ internet)
Căn cứ khoản 2 Điều 9 Nghị định 114/2021/NĐ-CP, trình tự, thủ tục quyết định chủ trương tiếp nhận khoản hỗ trợ ngân sách trung ương cho Chương trình mục tiêu quốc gia được cấp có thẩm quyền phê duyệt gồm các bước sau:
- Căn cứ quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia của cấp có thẩm quyền, cơ quan chủ trì Chương trình mục tiêu quốc gia có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính kèm theo tài liệu về khoản hỗ trợ ngân sách trong đó nêu rõ bối cảnh, sự cần thiết, mục tiêu, tổng vốn, nguồn và cơ cấu vốn, các nguồn lực khác;
Điều kiện tiếp nhận khoản hỗ trợ ngân sách, quyền lợi và nghĩa vụ; phương thức tài trợ và hình thức tổ chức quản lý, phương án sử dụng vốn cho các mục tiêu của Chương trình mục tiêu quốc gia; nguyên tắc, tiêu chí, danh mục dự án sử dụng khoản hỗ trợ ngân sách, phương án bố trí kế hoạch vốn cho các bộ, ngành, địa phương làm căn cứ bố trí vốn đầu tư công trung hạn và hằng năm;
- Bộ Tài chính đánh giá mức độ ưu đãi của khoản vay, tác động nợ công, cơ chế tài chính; khả năng tiếp nhận hỗ trợ ngân sách để thực hiện các mục tiêu của Chương trình mục tiêu quốc gia; các điều kiện nhận khoản hỗ trợ ngân sách và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Trên cơ sở tổng hợp ý kiến của Bộ Tài chính theo quy định tại điểm b khoản này và ý kiến các cơ quan có liên quan, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương tiếp nhận khoản hỗ trợ ngân sách trung ương cho Chương trình mục tiêu quốc gia, bao gồm nguyên tắc, tiêu chí, cơ chế tài chính, danh mục dự án sử dụng khoản hỗ trợ ngân sách, phương án bố trí kế hoạch vốn cho các bộ, ngành, địa phương;
- Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt chủ trương tiếp nhận khoản hỗ trợ ngân sách, nguyên tắc, tiêu chí, cơ chế tài chính, danh mục dự án cụ thể, phương án phân bổ vốn cho các bộ, ngành, địa phương;
- Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ, cơ quan chủ quản dự án thực hiện thủ tục thẩm định, quyết định đầu tư đối với dự án cụ thể sử dụng khoản hỗ trợ ngân sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định của pháp luật có liên quan.
Đối với khoản hỗ trợ ngân sách, việc quản lý sử dụng vốn ODA được thực hiện theo trình tự nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 8 Nghị định 114/2021/NĐ-CP, trình tự, thủ tục quản lý và sử dụng vốn ODA được quy định cụ thể như sau:
Trình tự, thủ tục quản lý và sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi
...
3. Đối với khoản hỗ trợ ngân sách:
a) Lập hồ sơ, tài liệu Khoản hỗ trợ ngân sách;
b) Quyết định chủ trương tiếp nhận khoản hỗ trợ ngân sách;
c) Ký kết điều ước quốc tế, ký thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi cho khoản hỗ trợ ngân sách;
d) Quản lý thực hiện và quản lý tài chính;
đ) Hoàn thành, chuyển giao kết quả.
Như vậy, pháp luật hiện hành đã có những quy định cụ thể về việc quản lý và sử dụng vốn ODA đối với khoản hỗ trợ ngân sách cũng như quy định cụ thể về trình tự, thủ tục quyết định chủ trương tiếp nhận khoản hỗ trợ ngân sách chung.
Trần Hồng Oanh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chương trình mục tiêu quốc gia có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?