Trợ cấp thất nghiệp là gì? Tiếp nhận online quyết định về việc hưởng các chế độ BHTN được thực hiện như thế nào?
- Trợ cấp thất nghiệp là gì? Đối tượng nào được nhận trợ cấp thất nghiệp?
- Tiếp nhận online quyết định về việc hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp - gồm trợ cấp thất nghiệp được thực hiện như thế nào?
- Cơ quan nào có thẩm quyền tổ chức thực hiện Công văn 2430 BHXH-CSXH hướng dẫn một số nội dung tại Quyết định 686 QĐ-BHXH?
Trợ cấp thất nghiệp là gì? Đối tượng nào được nhận trợ cấp thất nghiệp?
Các chế độ bảo hiểm thất nghiệp được quy định tại Điều 42 Luật Việc làm 2013 như sau.
Các chế độ bảo hiểm thất nghiệp
1. Trợ cấp thất nghiệp.
2. Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm.
3. Hỗ trợ Học nghề.
4. Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.
Hiện tại, pháp luật hiện hành chưa có khái niệm "Trợ cấp thất nghiệp là gì". Tuy nhiên thuật ngữ "Trợ cấp thất nghiệp" đã xuất hiện nhiều tại các văn bản pháp luật có liên quan và có thể hiểu đây là một trong những chế độ quan trọng của bảo hiểm thất nghiệp.
"Trợ cấp thất nghiệp" có thể được hiểu như một biện pháp hỗ trợ người lao động khi họ bị mất việc làm, tạo điều kiện để họ học nghề và tìm kiếm cơ hội việc làm mới.
Cơ sở của chế độ này dựa trên những khoản tiền đã được trích từ lương của người lao động và đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Mặc dù chưa có định nghĩa chi tiết, trợ cấp thất nghiệp vẫn được coi là một công cụ quan trọng trong việc đảm bảo an sinh xã hội, giúp người lao động vượt qua giai đoạn khó khăn khi thất nghiệp và tạo điều kiện để họ quay trở lại thị trường lao động.
Người lao động thuộc đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp sẽ được hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi đạt đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm 2013 như sau:
- Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trừ trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật hoặc đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với hợp đồng xác định thời hạn và hợp đồng không xác định thời hạn. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng;
- Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm;
- Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp trừ các trường hợp sau:
+ Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an.
+ Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
+ Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
+ Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
+ Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
+ Chết.
Trợ cấp thất nghiệp là gì? Tiếp nhận online quyết định về việc hưởng các chế độ BHTN được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Tiếp nhận online quyết định về việc hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp - gồm trợ cấp thất nghiệp được thực hiện như thế nào?
Tiếp nhận online quyết định về việc hưởng các chế độ BHTN được quy định tại Mục II Công văn 2430/BHXH-CSXH năm 2024 như sau:
- Việc tiếp nhận bản điện tử quyết định về việc hưởng các chế độ BHTN quy định tại khoản 15, khoản 18, khoản 19 và khoản 20 Điều 1 Quyết định 686/QĐ-BHXH năm 2024.
- Trường hợp Sở LĐTBXH đã thực hiện ký số quyết định hưởng các chế độ BHTN, giao Giám đốc BHXH tỉnh phối hợp, thống nhất bằng văn bản với Sở LĐTBXH và Trung tâm DVVL các nội dung sau:
+ Thống nhất cách thức, thời gian chuyển và tiếp nhận bản điện tử các quyết định về hưởng các chế độ BHTN (quyết định về việc hưởng, điều chỉnh, tạm dừng, chấm dứt, hủy hưởng, thu hồi, bảo lưu; thông báo về việc chuyển nơi hưởng; văn bản đề nghị tiếp tục chi trả; thông báo về việc không đến nhận quyết định);
++ Danh sách các quyết định BHTN, đối tượng không đến khai báo việc làm hàng tháng, đối tượng đăng ký học nghề và tư vấn giới thiệu việc làm, không nhận quyết định (hủy quyết định hưởng BHTN) bằng phương tiện điện tử theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 166/2016/NĐ-CP.
+ Dữ liệu điện tử về việc hưởng các chế độ BHTN do Trung tâm DVVL chuyển cơ quan BHXH thông qua phương thức giao dịch điện tử phải đảm bảo đầy đủ thông tin trên quyết định hưởng các chế độ BHTN, tạm dừng, chấm dứt, tiếp tục hưởng TCTN, thông báo chấm dứt chi trả TCTN hoặc danh sách người đủ điều kiện hưởng TCTN tháng tiếp theo…
++ Các chỉ tiêu dữ liệu cơ bản tại Phụ lục kèm theo Công văn này và được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương sau khi thống nhất với Trung tâm DVVL.
- Kiểm tra tình trạng theo dõi việc chuyển nơi hưởng TCTN của người lao động trên phần mềm TCS khi tiếp nhận Văn bản đề nghị tiếp tục thực hiện việc chi trả TCTN và cấp thẻ BHYT cho người lao động chuyển nơi hưởng TCTN từ tỉnh khác đến;
++ Chỉ thực hiện cập nhật vào phần mềm TCS dữ liệu tiếp nhận để chi trả tiếp đối với trường hợp tỉnh chuyển đi đã thực hiện báo giảm do di chuyển hưởng trên phần mềm TCS.
Cơ quan nào có thẩm quyền tổ chức thực hiện Công văn 2430 BHXH-CSXH hướng dẫn một số nội dung tại Quyết định 686 QĐ-BHXH?
Cơ quan nào có thẩm quyền tổ chức thực hiện Công văn 2430 BHXH-CSXH hướng dẫn một số nội dung tại Quyết định 686 QĐ-BHXH được quy định tại Mục 4 Công văn 2430/BHXH-CSXH năm 2024 như sau:
(1) BHXH tỉnh
- Giám đốc BHXH tỉnh căn cứ tình hình thực tế của địa phương để chỉ đạo, triển khai, phân cấp giải quyết, hướng dẫn BHXH huyện về việc rà soát, cập nhật thông tin về nhân thân trong hồ sơ hưởng BHXH hàng tháng và thực hiện việc lập danh sách chi trả các chế độ BHXH, BHTN; quy định cụ thể trách nhiệm của các đơn vị trực thuộc có liên quan.
- Khi giải quyết hưởng mới các chế độ BHXH, phải kiểm tra, đối chiếu thông tin nhân thân của người lao động trên hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng chế độ BHXH với thông tin trên CSDL quốc gia về dân cư, đối chiếu với thông tin quản lý người hưởng trong CSDL xét duyệt chính sách để kiểm tra việc hưởng các chế độ BHXH, BHTN theo nguyên tắc:
+ Không giải quyết hưởng trùng chế độ BHXH không đúng quy định, trùng thời gian đóng BHXH, BHTN;
+ Không chi trả trùng chế độ không đúng quy định;
+ Kịp thời dừng chi trả đối với người đang hưởng BHXH hàng tháng bị chết;
+ Kiểm tra tình trạng hưởng BHTN khi giải quyết hưởng chế độ tử tuất để dừng chi trả BHTN và thông báo cho Trung tâm DVVL chấm dứt hưởng BHTN theo quy định...
+ Trường hợp thông tin không thống nhất thì hướng dẫn đơn vị sử dụng lao động, người lao động hoặc thân nhân người lao động điều chỉnh theo quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT; không để tình trạng sai lệch thông tin giữa các CSDL của Ngành sau khi đã giải quyết hưởng chế độ BHXH.
- Trường hợp phát sinh tăng thu (kể cả tăng mới và truy đóng BHXH, BHTN), khi thực hiện đồng bộ dữ liệu, cấp mã số BHXH, cộng nối thời gian công tác, gộp sổ BHXH phải thực hiện rà soát, kiểm tra lịch sử hưởng BHTN, BHXH một lần, hưu trí để kịp thời phát hiện các trường hợp có thời gian truy thu, truy đóng BHXH trùng với thời gian hưởng chế độ BHXH, BHTN, vi phạm điều kiện hưởng BHXH một lần;
+ Phát hiện thời gian đóng BHXH, BHTN trên sổ BHXH của người lao động đề nghị gộp sổ BHXH đã hưởng chế độ hưu trí, BHXH một lần, BHTN... để xử lý nghiệp vụ theo quy định.
+ Giao Giám đốc BHXH tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ của từng Phòng/Bộ phận nghiệp vụ để quy định cụ thể trình tự, biểu mẫu cung cấp thông tin giữa các bộ phận nghiệp vụ đối với các trường hợp này và trách nhiệm của từng Phòng/Bộ phận trong việc thu hồi tiền hưởng các chế độ BHXH, BHTN gắn với chức năng, nhiệm vụ và phạm vi quản lý của từng Phòng/Bộ phận.
- Đối với các trường hợp phần mềm nghiệp vụ có cảnh báo khi thực hiện các nghiệp vụ thu, xác nhận thời gian đóng BHXH, BHTN (bao gồm cả truy thu, truy đóng) và cấp sổ BHXH; giải quyết hưởng các chế độ BHXH, lập danh sách chi trả các chế độ BHXH, BHTN:
+ Phải kiểm tra kỹ thông tin liên quan đến cảnh báo lỗi, chỉ thực hiện bước tiếp theo của quy trình nghiệp vụ đối với các trường hợp được xác định đúng quy định của pháp luật và các văn bản hướng dẫn của BHXH Việt Nam;
+ Cán bộ ở vị trí việc làm nào bỏ qua cảnh báo, không rà soát dẫn đến phát sinh thu hồi tiền hưởng các chế độ BHXH, BHTN hoặc dẫn đến không kịp thời phát hiện các trường hợp hưởng sai quy định thì phải chịu trách nhiệm trong việc thu hồi tiền hưởng các chế độ BHXH, BHTN.
(2) Trung tâm Công nghệ thông tin: Điều chỉnh, bổ sung chức năng trong các phần mềm nghiệp vụ để thực hiện quy định tại văn bản này, đồng thời có giải pháp kỹ thuật nhằm quản lý chặt chẽ và liên thông các CSDL của Ngành đáp ứng yêu cầu quản lý, phòng chống thất thu, thất thoát quỹ BHXH, BHTN.
+ Trong thời gian phần mềm chưa hoàn thiện, phối hợp với các đơn vị liên quan có phương án hỗ trợ đối chiếu, rà soát dữ liệu định kỳ để kịp thời phát hiện các nguy cơ, rủi ro trong thực hiện chính sách BHXH, BHTN.
(3) Ban Thực hiện chính sách BHXH: Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra BHXH tỉnh trong việc giải quyết chế độ BHXH, lập danh sách chi trả các chế độ BHXH, BHTN; theo dõi, tổng hợp vướng mắc của BHXH tỉnh trong quá trình tổ chức thực hiện để kịp thời tham mưu, đề xuất Lãnh đạo Ngành phương án xử lý, tháo gỡ.
(4) Các đơn vị liên quan: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Ban Thực hiện chính sách BHXH triển khai tổ chức thực hiện. Chủ động rà soát các quy trình, phần mềm nghiệp vụ theo chức năng nhiệm vụ và phạm vi quản lý để đề xuất, sửa đổi, bổ sung đáp ứng yêu cầu thực hiện nghiệp vụ và công tác quản lý của Ngành.
Phạm Thị Hồng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Trợ cấp thất nghiệp có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn thủ tục đổi bằng lái xe nước ngoài sang Việt Nam mới nhất? Điều kiện để người nước ngoài được đổi sang bằng lái xe Việt Nam là gì?
- Người được giáo dục có phải gửi bản cam kết về việc chấp hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục không?
- Hộ gia đình bị thu hồi đất và phải phá dỡ nhà ở có được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội không?
- Kê khai thuế là gì? Hành vi bị nghiêm cấm khi thực hiện kê khai thuế là hành vi nào theo quy định?
- Người nộp thuế lưu ý điều gì khi kê khai thuế? Cơ quan thuế có quyền yêu cầu người nộp thuế giải thích việc khai thuế?