Trong bảo quản phục chế tài nguyên thông tin của thư viện công lập phải đảm bảo những nguyên tắc cơ bản nào?
- Trong bảo quản phục chế tài nguyên thông tin của thư viện công lập phải đảm bảo những nguyên tắc cơ bản nào?
- Phục chế tài nguyên thông tin là tài liệu in, tài liệu viết tay trên giấy của thư viện công lập được xử lý như thế nào?
- Phục chế tài nguyên thông tin là tài liệu in, tài liệu viết tay trên giấy được thực hiện như thế nào?
Trong bảo quản phục chế tài nguyên thông tin của thư viện công lập phải đảm bảo những nguyên tắc cơ bản nào?
Căn cứ theo Điều ̣9 Thông tư 02/2020/TT-BVHTTDL quy định như sau:
Những yêu cầu cơ bản trong bảo quản phục chế
1. Bảo đảm vệ sinh và an toàn lao động khi thực hiện bảo quản phục chế; khi di chuyển tài liệu phải dùng cả hai tay; không mang, đeo đồ trang sức trong lúc làm việc.
2. Trong quá trình phục chế tài liệu phải sử dụng bút chì, không sử dụng bút mực, không cầm bút trên tay hay cài bút sau tai khi quan sát tài liệu.
3. Vận chuyển tài liệu bằng xe chuyên dụng, giữ tài liệu bằng phẳng, khu vực để tài liệu phải ngăn nắp, chắc chắn và sạch sẽ.
4. Thường xuyên vệ sinh máy móc, dụng cụ làm việc; sử dụng nguyên vật liệu thích hợp trong bảo quản phục chế.
5. Không sử dụng nguyên vật liệu có chứa chất độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường trong quá trình bảo quản phục chế.
6. Không để lương thực, thực phẩm trong kho tài liệu.
Theo đó, trong bảo quản phục chế tài nguyên thông tin của thư viện công lập phải đảm bảo những nguyên tắc cơ bản sau:
- Bảo đảm vệ sinh và an toàn lao động khi thực hiện bảo quản phục chế; khi di chuyển tài liệu phải dùng cả hai tay; không mang, đeo đồ trang sức trong lúc làm việc.
- Trong quá trình phục chế tài liệu phải sử dụng bút chì, không sử dụng bút mực, không cầm bút trên tay hay cài bút sau tai khi quan sát tài liệu.
- Vận chuyển tài liệu bằng xe chuyên dụng, giữ tài liệu bằng phẳng, khu vực để tài liệu phải ngăn nắp, chắc chắn và sạch sẽ.
- Thường xuyên vệ sinh máy móc, dụng cụ làm việc; sử dụng nguyên vật liệu thích hợp trong bảo quản phục chế.
- Không sử dụng nguyên vật liệu có chứa chất độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường trong quá trình bảo quản phục chế.
- Không để lương thực, thực phẩm trong kho tài liệu.
Phục chế tài nguyên thông tin (Hình từ Internet)
Phục chế tài nguyên thông tin là tài liệu in, tài liệu viết tay trên giấy của thư viện công lập được xử lý như thế nào?
Căn cứ theo Điều ̣10 Thông tư 02/2020/TT-BVHTTDL quy định như sau:
Xử lý cơ bản trong phục chế tài nguyên thông tin là tài liệu in, tài liệu viết tay trên giấy
1. Sửa chữa, thay trang, gắn các trang bị long; gia cố, sửa chữa gáy; thay tờ gác, thay gáy sách; sửa chữa bìa cũ hoặc thay bìa mới; làm túi đựng, làm hộp và các loại bao bì khác đối với các tài liệu bị hư hỏng không lớn như bị tuột trang, rách tờ gác, rách bìa, long gáy, long bìa.
2. Làm sạch tài liệu bằng phương pháp vệ sinh bề mặt không sử dụng các dung môi hữu cơ nhằm loại bỏ bụi bẩn, côn trùng hoặc các vật lạ dính trên bề mặt tài liệu hoặc cản trở khả năng hiển thị của hình ảnh hoặc thông tin.
3. Làm phẳng tài liệu bị cuộn hoặc bị gấp trong thời gian dài nên khó sử dụng; tài liệu để lâu tự quăn, cong góc, bị gấp, nhăn do người sử dụng gấp nếp trong quá trình sử dụng.
Như vậy, phục chế tài nguyên thông tin là tài liệu in, tài liệu viết tay trên giấy của thư viện công lập được xử lý như trên.
Phục chế tài nguyên thông tin là tài liệu in, tài liệu viết tay trên giấy được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 11 Thông tư 02/2020/TT-BVHTTDL quy định như sau:
Phục chế tài nguyên thông tin là tài liệu in, tài liệu viết tay trên giấy
1. Phục chế tài liệu in, tài liệu viết tay trên giấy được thực hiện khi tài liệu bị hư hỏng nặng, không thể phục chế dưới hình thức xử lý cơ bản theo quy định tại Điều 10 Thông tư này.
2. Phục chế tài liệu in, tài liệu viết tay trên giấy được thực hiện như sau:
a) Sửa chữa, bồi vá giấy, dán phủ gia cố khi giấy bị yếu, hư hại;
b) Bồi nền gia cố, làm khô không khí, giảm độ ẩm, làm lạnh chân không, làm khô bằng nhiệt trong chân không đối với tài liệu bị ẩm, ướt;
c) Xử lý đóng ghim bị gỉ nhằm hạn chế tối đa hư hại, giảm tính bền vững, ngăn chặn sự ố màu của tài liệu;
d) Xử lý nấm mốc trên giấy, cách ly các tài liệu bị nấm mốc bằng việc đặt trong các túi, xác định rõ vị trí nguồn gốc của độ ẩm, duy trì môi trường thích hợp, đặt các chất hút ẩm và tăng lưu lượng không khí nhằm tiêu diệt sự phát triển của nấm mốc;
đ) Xử lý tài liệu bị côn trùng xâm nhập bằng phương pháp sử dụng hóa chất hoặc không sử dụng hóa chất như: làm lạnh, thay đổi thành phần không khí hoặc những phương pháp khác.
Như vậy, phục chế tài nguyên thông tin là tài liệu in, tài liệu viết tay trên giấy được thực hiện như sau:
- Sửa chữa, bồi vá giấy, dán phủ gia cố khi giấy bị yếu, hư hại;
- Bồi nền gia cố, làm khô không khí, giảm độ ẩm, làm lạnh chân không, làm khô bằng nhiệt trong chân không đối với tài liệu bị ẩm, ướt;
- Xử lý đóng ghim bị gỉ nhằm hạn chế tối đa hư hại, giảm tính bền vững, ngăn chặn sự ố màu của tài liệu;
- Xử lý nấm mốc trên giấy, cách ly các tài liệu bị nấm mốc bằng việc đặt trong các túi, xác định rõ vị trí nguồn gốc của độ ẩm, duy trì môi trường thích hợp, đặt các chất hút ẩm và tăng lưu lượng không khí nhằm tiêu diệt sự phát triển của nấm mốc;
- Xử lý tài liệu bị côn trùng xâm nhập bằng phương pháp sử dụng hóa chất hoặc không sử dụng hóa chất như: làm lạnh, thay đổi thành phần không khí hoặc những phương pháp khác.
Nguyễn Nhật Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thư viện công lập có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?