Trong các cơ sở cung cấp dịch vụ CNS thì nhân viên CNS sẽ bao gồm những ai? Lưu trữ các tham số cung cấp dịch vụ CNS đối với hình ảnh là bao nhiêu ngày?

Cho hỏi trong các cơ sở cung cấp dịch vụ CNS thì nhân viên CNS sẽ bao gồm những ai? Bên cạnh đó thì việc lưu trữ các tham số cung cấp dịch vụ CNS đối với hình ảnh là bao nhiêu ngày? Xin cảm ơn! Câu hỏi của bạn Long đến từ Bình Dương.

Trong các cơ sở cung cấp dịch vụ CNS thì nhân viên CNS sẽ bao gồm những ai?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 103 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi điểm a và điểm b khoản 33 Điều 1 Thông tư 32/2021/TT-BGTVT như sau:

Nhân viên CNS
1. Nhân viên CNS bao gồm:
a) Nhân viên khai thác, bảo dưỡng hệ thống, thiết bị CNS;
b) Kíp trưởng CNS;
c) Huấn luyện viên CNS.
2. Nhân viên CNS quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều này khi thực hiện nhiệm vụ phải có giấy phép và năng định còn hiệu lực.
3. Nhiệm vụ của nhân viên CNS được quy định tại tài liệu hướng dẫn khai thác của từng cơ sở CNS.

Theo đó, nhân viên CNS bao gồm: Nhân viên khai thác, bảo dưỡng hệ thống, thiết bị CNS; Kíp trưởng CNS; Huấn luyện viên CNS.

Nhân viên CNS quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều này khi thực hiện nhiệm vụ phải có giấy phép và năng định còn hiệu lực.

Nhiệm vụ của nhân viên CNS được quy định tại tài liệu hướng dẫn khai thác của từng cơ sở CNS.

Như vậy, có thể thấy rằng nhân viên CNS sẽ bao gồm các chức vụ như nêu trên.

Hàng không

Hàng không (Hình từ Internet)

Lưu trữ các tham số cung cấp dịch vụ CNS đối với hình ảnh là bao nhiêu ngày?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 104 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT như sau:

Ghi, lưu trữ các tham số cung cấp dịch vụ CNS
Cơ sở CNS phải có hệ thống, thiết bị ghi và lưu trữ dữ liệu chính xác, đầy đủ thông tin về các cuộc liên lạc thoại, liên lạc dữ liệu, dữ liệu và hình ảnh của các dịch vụ do mình cung cấp. Thời gian lưu trữ quy định như sau:
1. Tối thiểu là 30 ngày đối với các kênh: liên lạc không - địa bằng thoại và dữ liệu CPDLC; liên lạc trực thoại không lưu (kênh riêng, kênh điện thoại); liên lạc dữ liệu giữa các cơ sở ATS và giữa các cơ sở ATS với các cơ quan khác có liên quan đến hoạt động bay được ấn định trong tài liệu hướng dẫn khai thác của cơ sở ATS; liên lạc AFTN và liên lạc AMHS.
2. Tối thiểu là 15 ngày đối với: dữ liệu, hình ảnh nhận được từ các hệ thống PSR, SSR, ADS phục vụ ATS và giám sát hoạt động bay.
3. Trường hợp các cuộc liên lạc, dữ liệu và hình ảnh lưu trữ có liên quan đến việc điều tra tai nạn và sự cố thì thời hạn lưu trữ được kéo dài và do cơ quan điều tra ấn định trước khi hết thời hạn quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.

Theo đó, việc ghi, lưu trữ các tham số cung cấp dịch vụ CNS như sau:

Cơ sở CNS phải có hệ thống, thiết bị ghi và lưu trữ dữ liệu chính xác, đầy đủ thông tin về các cuộc liên lạc thoại, liên lạc dữ liệu, dữ liệu và hình ảnh của các dịch vụ do mình cung cấp. Thời gian lưu trữ quy định như sau:

- Tối thiểu là 30 ngày đối với các kênh: liên lạc không - địa bằng thoại và dữ liệu CPDLC; liên lạc trực thoại không lưu (kênh riêng, kênh điện thoại); liên lạc dữ liệu giữa các cơ sở ATS và giữa các cơ sở ATS với các cơ quan khác có liên quan đến hoạt động bay được ấn định trong tài liệu hướng dẫn khai thác của cơ sở ATS; liên lạc AFTN và liên lạc AMHS.

- Tối thiểu là 15 ngày đối với: dữ liệu, hình ảnh nhận được từ các hệ thống PSR, SSR, ADS phục vụ ATS và giám sát hoạt động bay.

- Trường hợp các cuộc liên lạc, dữ liệu và hình ảnh lưu trữ có liên quan đến việc điều tra tai nạn và sự cố thì thời hạn lưu trữ được kéo dài và do cơ quan điều tra ấn định trước khi hết thời hạn quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.

Như vậy, việc lưu trữ các tham số cung cấp dịch vụ CNS sẽ thực hiện theo quy định trên.

Các cơ sở cung cấp dịch vụ CNS có trách nhiệm phải hiệp đồng lại với các cơ sở khác hay không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 106 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT như sau:

Hiệp đồng trách nhiệm cung cấp dịch vụ CNS
1. Việc hiệp đồng trách nhiệm cung cấp và sử dụng hệ thống, thiết bị CNS trong cơ sở ATS phải được quy định cụ thể trong tài liệu hướng dẫn khai thác của từng cơ sở hoặc bằng văn bản riêng biệt.
2. Cơ sở ATS và cơ sở CNS liên quan trong cùng khu vực có trách nhiệm ký văn bản hiệp đồng trách nhiệm cung cấp và sử dụng dịch vụ CNS.
3. Cơ sở ATS và cơ sở CNS trong cùng khu vực sân bay có trách nhiệm ký văn bản hiệp đồng trách nhiệm cung cấp và sử dụng dịch vụ CNS, sử dụng thiết bị dẫn đường trong khu vực sân bay, hệ thống đèn tín hiệu, biển báo tại sân bay. Văn bản hiệp đồng phải có nội dung liên quan đến chế độ khai thác hệ thống đèn tín hiệu sân bay theo từng điều kiện cụ thể.

Theo đó, hiệp đồng trách nhiệm cung cấp dịch vụ CNS sẽ như sau:

- Việc hiệp đồng trách nhiệm cung cấp và sử dụng hệ thống, thiết bị CNS trong cơ sở ATS phải được quy định cụ thể trong tài liệu hướng dẫn khai thác của từng cơ sở hoặc bằng văn bản riêng biệt.

- Cơ sở ATS và cơ sở CNS liên quan trong cùng khu vực có trách nhiệm ký văn bản hiệp đồng trách nhiệm cung cấp và sử dụng dịch vụ CNS.

- Cơ sở ATS và cơ sở CNS trong cùng khu vực sân bay có trách nhiệm ký văn bản hiệp đồng trách nhiệm cung cấp và sử dụng dịch vụ CNS, sử dụng thiết bị dẫn đường trong khu vực sân bay, hệ thống đèn tín hiệu, biển báo tại sân bay.

Văn bản hiệp đồng phải có nội dung liên quan đến chế độ khai thác hệ thống đèn tín hiệu sân bay theo từng điều kiện cụ thể.

Như vậy, các cơ sở cung cấp dịch vụ CNS có trách nhiệm phải hiệp đồng lại với các cơ sở khác để cùng thực hiện nhiệm vụ, phục vụ cho hoạt động bay.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hệ thống CNS

Lê Đình Khôi

Hệ thống CNS
Hoạt động bay
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hệ thống CNS có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hệ thống CNS Hoạt động bay
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mua phụ tùng vật tư tàu bay do người mua cung cấp sẽ có quy trình về hồ sơ chào hàng ra sao? Việc mua phụ tùng vật tư tàu bay theo quy trình như thế nào?
Pháp luật
Khi đi máy bay, đi tàu bay trẻ em dưới 14 tuổi phải xuất trình giấy tờ nhân thân gì từ ngày 15/02/2024?
Pháp luật
Mẫu giấy xác nhận nhân thân khi đi máy bay mới nhất 2024? Tải mẫu giấy tại đâu? Quyền của hành khách khi đi máy bay là gì?
Pháp luật
Cơ sở điều hành bay là gì? Cơ sở điều hành bay bảo đảm phân cách giữa các tàu bay bằng các hình thức nào?
Pháp luật
Cơ sở kiểm soát tiếp cận là gì? Dịch vụ kiểm soát đường dài do cơ sở kiểm soát tiếp cận đảm nhiệm là gì?
Pháp luật
Dịch vụ báo động trong bảo đảm hoạt động bay là gì? Dịch vụ báo động được cung cấp cho những tàu bay như thế nào?
Pháp luật
Dịch vụ điều hành bay là gì? Dịch vụ điều hành bay được cung cấp cho những chuyến bay nào theo quy định?
Pháp luật
Cơ sở bảo dưỡng tàu bay có phải phân tách dầu mỡ lẫn trong nước thải từ hoạt động bảo dưỡng tàu bay hay không?
Pháp luật
Suất ăn trên tàu bay là gì? Các mẫu suất ăn phải được lưu giữ trong bao lâu khi đưa lên phục vụ trên tàu bay?
Pháp luật
Chuyến bay IFR là gì? Đối với chuyến bay IFR, trước khi bay người chỉ huy tàu bay cần phải làm gì?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào