Trong cơ sở giáo dục phổ thông thì thời lượng tổ chức các hoạt động bổ trợ, diễn tập về phòng cháy chữa cháy đối với học sinh là bao nhiêu buổi?
- Trong cơ sở giáo dục phổ thông thì thời lượng tổ chức các hoạt động bổ trợ, diễn tập về phòng cháy chữa cháy đối với học sinh là bao nhiêu buổi?
- Cơ sở vật chất, kinh phí và điều kiện bảo đảm triển khai thực hiện hoạt động tổ chức giáo dục kiến thức phòng cháy, chữa cháy trong các cơ sở giáo dục
- Chế độ báo báo tổ chức hoạt động giáo dục kiến thức, kỹ năng trong cơ sở giáo dục được quy định như thế nào?
Trong cơ sở giáo dục phổ thông thì thời lượng tổ chức các hoạt động bổ trợ, diễn tập về phòng cháy chữa cháy đối với học sinh là bao nhiêu buổi?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 3 Thông tư 06/2022/TT-BGDĐT quy định như sau:
Nội dung kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
...
5. Thời lượng tổ chức các hoạt động bổ trợ, diễn tập về phòng cháy chữa cháy: Đối với trẻ em mầm non bảo đảm tối thiểu 01 buổi/năm học. Đối với học sinh phổ thông, học viên các trung tâm giáo dục thường xuyên bảo đảm tối thiểu 02 buổi/năm học. Đối với sinh viên bảo đảm tối thiểu 03 buổi/năm học.
Như vậy trong cơ sở giáo dục phổ thông thì thời lượng tổ chức các hoạt động bổ trợ, diễn tập về phòng cháy chữa cháy đối với học sinh bảo đảm tối thiểu 02 buổi/năm học.
Cơ sở giáo dục phổ thông (Hình từ Internet)
Cơ sở vật chất, kinh phí và điều kiện bảo đảm triển khai thực hiện hoạt động tổ chức giáo dục kiến thức phòng cháy, chữa cháy trong các cơ sở giáo dục
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 06/2022/TT-BGDĐT quy định như sau:
Cơ sở vật chất, kinh phí và điều kiện bảo đảm triển khai thực hiện trong các cơ sở giáo dục
1. Các cơ sở giáo dục bố trí đủ tài liệu cung cấp kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; có đủ trang thiết bị giảng dạy và thực hành về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được cơ quan có thẩm quyền ban hành.
2. Các cơ sở giáo dục chủ động kiểm tra hệ thống điện, nguồn khí gas tại nhà bếp; bảo đảm nguồn hóa chất thực hành, thí nghiệm rõ nguồn gốc, triển khai thực hiện công tác bảo quản và thu gom các hóa chất sau khi thực hành tại các phòng thí nghiệm đúng quy định pháp luật về an toàn vệ sinh lao động và phòng chống cháy, nổ, sự cố, tai nạn.
3. Trang thiết bị giảng dạy và thực hành cho người học phù hợp đối với từng cấp học, trình độ đào tạo
a) Đối với cơ sở giáo dục mầm non: Có đủ đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học (video clip, tranh, ảnh, hình vẽ, biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn...) minh họa về các nguồn cháy, nổ, nguồn nhiệt, một số sự cố, tai nạn thông thường để tổ chức các hoạt động giáo dục kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
b) Đối với cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên: Bố trí khu vực huấn luyện tại nhà thể chất (Nhà đa năng) hoặc ngoài trời. Có thiết bị mô hình, phương tiện thực hành chữa cháy (Bình chữa cháy xách tay, lăng, vòi, chăn chiên, cát và các phương tiện, thiết bị tương tự, khay xăng, bình gas, xăng, dầu, mũ, găng tay bảo hộ). Có thiết bị mô hình, phương tiện thực hành cứu nạn, cứu hộ cơ bản (Mặt nạ phòng độc, khăn, vải ướt băng, gạc, nẹp, cáng và các phương tiện, thiết bị tương tự).
c) Đối với các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng sư phạm: Bố trí khu vực huấn luyện tại nhà thể chất (Nhà đa năng) hoặc ngoài trời. Có thiết bị mô hình hoặc hình ảnh về các hệ thống (Báo cháy tự động; chữa cháy tự động hoặc bán tự động; hệ thống họng nước chữa cháy trong, ngoài nhà; cấp nước chữa cháy trong nhà, trụ nước chữa cháy ngoài nhà). Có phương tiện chữa cháy (Bình chữa cháy xách tay, lăng, vòi, chăn chiên, cát và các phương tiện, thiết bị tương tự; khay xăng, bình gas, xăng, dầu, mũ, găng tay bảo hộ). Có phương tiện thực hành cứu nạn, cứu hộ cơ bản (Mặt nạ phòng độc, khăn, vải ướt băng, gạc, nẹp, cáng và các phương tiện, thiết bị tương tự).
d) Ưu tiên sử dụng công nghệ thực tế ảo phục vụ huấn luyện, bồi dưỡng xử lý các tình huống cháy, nổ, sự cố, tai nạn; sử dụng các sản phẩm thí nghiệm công nghệ mới để phục vụ thực hành, thí nghiệm có liên quan đến các hóa chất dễ gây cháy, nổ.
4. Kinh phí bảo đảm cho việc lồng ghép kiến thức và kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ vào chương trình, hoạt động giáo dục trong các cơ sở giáo dục
a) Nguồn chi thường xuyên của nhà trường; nguồn đầu tư cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật.
b) Các khoản tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật; các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
c) Nguồn tài chính hợp pháp của các cơ sở giáo dục ngoài công lập và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Chế độ báo báo tổ chức hoạt động giáo dục kiến thức, kỹ năng trong cơ sở giáo dục được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 12 Thông tư 06/2022/TT-BGDĐT quy định như sau:
Chế độ báo cáo
1. Nội dung báo cáo
a) Theo nội dung quy định tại Điều 3 Thông tư này.
b) Công tác quản lý trang thiết bị, phương tiện phục vụ việc thực hành phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; số lượng hóa chất độc hại gây cháy, nổ cần tiêu hủy; các vụ việc cháy, nổ, sự cố, tai nạn (nếu có).
2. Hình thức báo cáo
Các cơ sở giáo dục lồng ghép các nội dung báo cáo theo quy định tại khoản 1 Điều này vào báo cáo kết quả thực hiện công tác giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên hằng năm theo quy định.
Như vậy chế độ báo báo tổ chức hoạt động giáo dục kiến thức, kỹ năng trong cơ sở giáo dục được thực hiện như quy định trên.
Nguyễn Nhật Vy
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giáo dục phổ thông có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?
- Chức năng của công tác xã hội là gì? Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không?