Trong công tác giám sát việc chấp hành quy định phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tài chính có nhiệm vụ như thế nào?

Tôi có thắc mắc là trong công tác kiểm tra, giám sát các tổ chức trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tài chính có nhiệm vụ như thế nào? Đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành do ai làm Trưởng đoàn? Câu hỏi của anh Minh ở Hải Phòng.

Trong công tác kiểm tra các tổ chức trong việc chấp hành quy định pháp luật về phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có nhiệm vụ như thế nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Quy chế Phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong công tác phòng, chống tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố (sau đây gọi là Quy chế) ban hành kèm theo Quyết định 64/QĐ-TTg năm 2023 quy định như sau:

Phối hợp trong công tác kiểm tra, giám sát các tổ chức trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố
1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có nhiệm vụ:
a) Chủ trì, phối hợp các bộ, ngành liên quan thành lập Đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành các đối tượng báo cáo việc chấp hành các quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền trong phạm vi, lĩnh vực quản lý.
Việc thành lập Đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành có thể lồng ghép hoặc phối hợp với các đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành khác có liên quan do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì.
b) Phối hợp tham gia Đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành việc chấp hành các quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền và phòng, chống khủng bố theo đề nghị của Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng; thực hiện các nhiệm vụ được phân công của Trưởng Đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành.
c) Chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ trì, phối hợp các sở, ngành địa phương thành lập Đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành các đối tượng báo cáo việc chấp hành các quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền trong phạm vi, lĩnh vực quản lý tại địa phương.
Việc thành lập Đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành có thể lồng ghép hoặc phối hợp với các đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành khác có liên quan do Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ trì.
...

Như vậy, trong công tác kiểm tra, giám sát các tổ chức trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có các nhiệm vụ được quy định cụ thể trên.

RỬA TIỀN 6

Phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố (Hình từ Internet)

Bộ Tài chính có nhiệm vụ như thế nào trong công tác kiểm tra các tổ chức trong việc chấp hành quy định pháp luật về phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 64/QĐ-TTg năm 2023 quy định nhiệm vụ của Bộ Tài chính phối hợp trong công tác kiểm tra, giám sát các tổ chức trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố như sau:

- Chủ trì, phối hợp các bộ, ngành liên quan thành lập Đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành các đối tượng báo cáo việc chấp hành các quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền trong phạm vi, lĩnh vực quản lý.

Việc thành lập Đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành có thể lồng ghép hoặc phối hợp với các đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành khác có liên quan do Bộ Tài chính chủ trì.

- Phối hợp tham gia Đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành việc chấp hành các quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền và phòng, chống khủng bố theo đề nghị của Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Xây dựng; thực hiện các nhiệm vụ được phân công của Trưởng Đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành.

Đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành việc chấp hành quy định về phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố do ai làm Trưởng đoàn?

Căn cứ theo khoản 6 Điều 7 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 64/QĐ-TTg năm 2023 quy định như sau:

Phối hợp trong công tác kiểm tra, giám sát các tổ chức trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố
...
6. Đơn vị chủ trì thành lập Đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành có nhiệm vụ:
a) Chủ trì ban hành quyết định thành lập Đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành do 01 đồng chí lãnh đạo thuộc đơn vị chủ trì làm Trưởng Đoàn kiểm tra, giám sát.
b) Việc thành lập Đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành các đối tượng báo cáo theo quy định của Luật Phòng, chống rửa tiền trong chấp hành các quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền phải có thành viên thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống rửa tiền) và Bộ Công an (cơ quan chủ trì trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố). Phải căn cứ vào yêu cầu kiểm tra, giám sát để cử các thành viên phù hợp, đảm bảo thực hiện hiệu quả.
c) Xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát; phân công nhiệm vụ cho các thành viên Đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành.
d) Chuẩn bị các điều kiện hậu cần, kỹ thuật đảm bảo thực hiện hiệu quả kế hoạch kiểm tra, giám sát theo yêu cầu, mục đích đặt ra.
7. Đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành các tổ chức việc chấp hành các quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, tự giải thể khi hoàn thành yêu cầu, nhiệm vụ theo kế hoạch.

Như vậy, chủ trì ban hành quyết định thành lập Đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành do 01 đồng chí lãnh đạo thuộc đơn vị chủ trì làm Trưởng Đoàn kiểm tra, giám sát.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng chống rửa tiền

Mai Hoàng Trúc Linh

Phòng chống rửa tiền
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phòng chống rửa tiền có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng chống rửa tiền
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nhiệm vụ tăng cường quản lý rủi ro rửa tiền giai đoạn 2024-2028 đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài?
Pháp luật
Khách hàng không quan tâm đến giá bất động sản là dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản về phòng chống rửa tiền?
Pháp luật
Cục Phòng chống rửa tiền thuộc cơ quan nào? Cục Phòng chống rửa tiền có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Pháp luật
Danh sách cảnh báo trong phòng chống rửa tiền do cơ quan nào lập? Bộ Tài chính có trách nhiệm gì trong phòng chống rửa tiền?
Pháp luật
Khi nghi ngờ đối tác liên quan đến giao dịch thuộc Danh sách đen trong phòng chống rửa tiền thì có phải trì hoãn giao dịch không?
Pháp luật
Trong lĩnh vực phòng chống rửa tiền thì Danh sách đen là gì? Khi phát hiện các bên liên quan đến giao dịch thuộc Danh sách đen thì đối tượng báo cáo cần làm gì?
Pháp luật
Cơ quan nào lập danh sách đen trong lĩnh vực phòng chống rửa tiền? Căn cứ để áp dụng biện pháp trì hoãn khi có giao dịch thuộc Danh sách đen là gì?
Pháp luật
Khách hàng nộp ngoại tệ tiền mặt giao dịch có giá trị lớn để mua đồng Việt Nam thì có cần báo cáo cả ngoại tệ và tiền mặt không?
Pháp luật
Đối tượng khách hàng có mức độ rủi ro về rửa tiền cao cần áp dụng những biện pháp tăng cường nào?
Pháp luật
Ngân hàng có được tạo tài khoản vô danh không? Cách xác định chủ sở hữu hưởng tài khoản vô danh là gì?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào