Trong công tác phòng chống tham nhũng, doanh nghiệp nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính thành lập phải thực hiện công khai các nội dung nào?

Cho tôi hỏi trong công tác phòng chống tham nhũng, doanh nghiệp nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính thành lập phải thực hiện công khai các nội dung nào? Việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính thành lập có được thực hiện khép kín hay không? Câu hỏi của anh N.H.T từ Long An.

Việc xử lý tài sản trong công tác phòng chống tham nhũng tại các cơ quan thuộc Bộ Tài chính được thực hiện theo nguyên tắc nào?

Nguyên tắc xử lý tài sản tham nhũng được quy định tại khoản 3 Điều 3 Quy chế phòng chống tham nhũng trong cơ quan, tổ chức thuộc Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 45/QĐ-BTC năm 2014 như sau:

Nguyên tắc chung trong phòng, chống tham nhũng
...
e) Cán bộ, công chức, viên chức thuộc cơ quan, tổ chức thuộc Bộ Tài chính có hành vi tham nhũng đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác vẫn phải bị xử lý về hành vi tham nhũng do mình đã thực hiện.
3. Nguyên tắc xử lý tài sản tham nhũng:
a) Cơ quan, tổ chức thuộc Bộ Tài chính phải áp dụng các biện pháp cần thiết theo thẩm quyền hoặc phối hợp với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để thu hồi, tịch thu tài sản tham nhũng.
b) Tài sản tham nhũng phải được trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc sung quỹ nhà nước.
c) Người đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát hiện hành vi đưa hối lộ thì được trả lại tài sản đã dùng để hối lộ.
d) Việc tịch thu tài sản tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng được thực hiện bằng quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Như vậy, theo quy định, việc xử lý tài sản trong công tác phòng chống tham nhũng tại các cơ quan thuộc Bộ Tài chính được thực hiện theo nguyên tắc:

(1) Cơ quan thuộc Bộ Tài chính phải áp dụng các biện pháp cần thiết theo thẩm quyền hoặc phối hợp với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để thu hồi, tịch thu tài sản tham nhũng.

(2) Tài sản tham nhũng phải được trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc sung quỹ nhà nước.

(3) Người đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát hiện hành vi đưa hối lộ thì được trả lại tài sản đã dùng để hối lộ.

(4) Việc tịch thu tài sản tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng được thực hiện bằng quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Trong công tác phòng chống tham nhũng, doanh nghiệp nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính thành lập phải thực hiện công khai các nội dung nào?

Việc xử lý tài sản trong công tác phòng chống tham nhũng tại các cơ quan thuộc Bộ Tài chính được thực hiện theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)

Trong công tác phòng chống tham nhũng, doanh nghiệp nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính thành lập phải thực hiện công khai các nội dung nào?

Các nội dung doanh nghiệp nhà nước phải thực hiện công khai được quy định tại khoản 1 Điều 19 Quy chế phòng chống tham nhũng trong cơ quan, tổ chức thuộc Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 45/QĐ-BTC năm 2014 như sau:

Phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính thành lập
1. Doanh nghiệp nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính thành lập phải thực hiện công khai các nội dung sau đây:
a) Vốn và tài sản của Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp;
b) Vốn và tài sản của doanh nghiệp đầu tư vào công ty con, công ty liên kết;
c) Các khoản đầu tư ngoài ngành nghề kinh doanh chính;
d) Vốn vay ưu đãi;
đ) Báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán;
e) Việc lập và sử dụng quỹ của doanh nghiệp;
g) Việc bổ nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý;
h) Họ, tên, nhiệm vụ, lương và các khoản thu nhập khác của người trong Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kiểm soát viên, Kế toán trưởng.
2. Hàng năm, doanh nghiệp nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính thành lập phải báo cáo bằng văn bản các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này với Bộ Tài chính (qua Cục Tài chính doanh nghiệp) và Thanh tra Bộ Tài chính.
...

Như vậy, theo quy định, trong công tác phòng chống tham nhũng, doanh nghiệp nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính thành lập phải thực hiện công khai các nội dung sau đây:

(1) Vốn và tài sản của Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp;

(2) Vốn và tài sản của doanh nghiệp đầu tư vào công ty con, công ty liên kết;

(3) Các khoản đầu tư ngoài ngành nghề kinh doanh chính;

(4) Vốn vay ưu đãi;

(5) Báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán;

(6) Việc lập và sử dụng quỹ của doanh nghiệp;

(7) Việc bổ nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý;

(8) Họ, tên, nhiệm vụ, lương và các khoản thu nhập khác của người trong Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kiểm soát viên, Kế toán trưởng.

Việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính thành lập có được thực hiện khép kín hay không?

Việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước được quy định tại khoản 3 Điều 19 Quy chế phòng chống tham nhũng trong cơ quan, tổ chức thuộc Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 45/QĐ-BTC năm 2014 như sau:

Phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính thành lập
...
2. Hàng năm, doanh nghiệp nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính thành lập phải báo cáo bằng văn bản các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này với Bộ Tài chính (qua Cục Tài chính doanh nghiệp) và Thanh tra Bộ Tài chính.
3. Việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước phải công khai, minh bạch; không được cổ phần hóa khép kín trong nội bộ doanh nghiệp. Doanh nghiệp được cổ phần hóa có trách nhiệm công khai báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán, phương án, kế hoạch cổ phần hóa doanh nghiệp. Cơ quan cử người đại diện phần vốn của Nhà nước ở doanh nghiệp có trách nhiệm công khai giá trị doanh nghiệp được cổ phần hóa và việc điều chỉnh giá trị doanh nghiệp (nếu có). Việc bán cổ phần lần đầu của doanh nghiệp được cổ phần hóa phải thực hiện bằng phương thức bán đấu giá.

Như vậy, theo quy định, việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính thành lập phải công khai, minh bạch; không được cổ phần hóa khép kín trong nội bộ doanh nghiệp.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng chống tham nhũng

Nguyễn Thị Hậu

Phòng chống tham nhũng
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phòng chống tham nhũng có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng chống tham nhũng
MỚI NHẤT
Pháp luật
Phương thức kiểm soát quyền lực phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công theo Quy định 189 ra sao?
Pháp luật
Những hành vi tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài sản công theo Quy định 189 áp dụng từ 8 10?
Pháp luật
Xử lý hành vi tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công theo Quy định 189 như thế nào?
Pháp luật
Ban hành Quy định 189 về kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công?
Pháp luật
Link đọc Sách Kiên quyết kiên trì đấu tranh phòng chống tham nhũng PDF của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng?
Pháp luật
Đáp án tuần 3 - ngày 4 Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu chính sách, pháp luật về phòng chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Lạng Sơn?
Pháp luật
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực do ai lập? Chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của cơ quan nào?
Pháp luật
Mẫu bài thu hoạch phòng chống tham nhũng 2024 hay nhất? Các bài viết về phòng chống tham nhũng 2024?
Pháp luật
Giải Báo chí thành phố về phòng chống tham nhũng tiêu cực năm 2024 có thể lệ và thời gian dự thi thế nào?
Pháp luật
Thông tư 07/2024/TT-TTCP về thẩm quyền, nội dung thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về thanh tra, phòng, chống tham nhũng ra sao?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào