Trong đồ chơi trẻ em tại Quy chuẩn 3:2019/BKHCN, hàm lượng formaldehyt, Phtalat, các amin thơm không được vượt quá định mức bao nhiêu?
- Trong đồ chơi trẻ em tại Quy chuẩn 3:2019/BKHCN, hàm lượng formaldehyt, Phtalat, các Amin thơm không được vượt quá định mức bao nhiêu?
- Đồ chơi trẻ em có được sử dụng nguồn điện 25V hay không? Nội dung ghi nhãn trên đồ chơi trẻ em gồm những gì?
- Trình tự, thủ tục công bố hợp quy đồ chơi trẻ em thực hiện như thế nào?
Trong đồ chơi trẻ em tại Quy chuẩn 3:2019/BKHCN, hàm lượng formaldehyt, Phtalat, các amin thơm không được vượt quá định mức bao nhiêu?
Trong đồ chơi trẻ em tại Quy chuẩn 3:2019/BKHCN, hàm lượng formaldehyt, Phtalat, các Amin thơm không được vượt quá định mức bao nhiêu?
Theo tiết 2.1.3.2 tiểu mục 2.1.3 Mục 2.1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 3:2019/BKHCN về An toàn đồ chơi trẻ em có quy định giới hạn về hợp chất hữu cơ độc hại như sau:
(1) Formaldehyt trong đồ chơi dành cho trẻ em dưới 3 tuổi
Các chi tiết bằng vải dệt có thể tiếp xúc được trong đồ chơi trẻ em không được chứa hàm lượng formaldehyt vượt quá 30 mg/kg.
Các chi tiết bằng giấy có thể tiếp xúc được trong đồ chơi trẻ em không được chứa hàm lượng formaldehyt vượt quá 30 mg/kg.
Các chi tiết gỗ liên kết bằng keo dán có thể tiếp xúc được trong đồ chơi trẻ em không được chứa hàm lượng formaldehyt vượt quá 80 mg/kg.
(2) Phtalat trong đồ chơi trẻ em
Đồ chơi trẻ em không được có hàm lượng các phtalat di(2-etylhexyl) phtalat (DEHP), dibutyl phtalat (DBP) hoặc butyl benzyl phtalat (BBP) vượt quá 0,1 % khối lượng mỗi phtalat.
Đồ chơi trẻ em có thể cho vào miệng không được có hàm lượng các phtalat diisononyl phtalat (DINP), diisodecyl phtalat (DIDP) hoặc di-n-octyl phtalat (DNOP) vượt quá 0,1 % khối lượng mỗi phtalat.
(3) Amin thơm trong đồ chơi trẻ em
Hàm lượng của các amin thơm (bao gồm cả các dẫn xuất từ thuốc nhuộm azo trong mẫu) có trong vật liệu đồ chơi hoặc bộ phận của đồ chơi không được vượt quá các mức được quy định trong Bảng 1.
Quy định về hàm lượng các amin thơm áp dụng đối với các loại vật liệu đồ chơi và bộ phận của đồ chơi được nêu trong Bảng 2.
* Ngoài các yêu cầu quy định tại điểm 2.1.3.1 và 2.1.3.2 của quy chuẩn kỹ thuật này, đồ chơi trẻ em phải đáp ứng các yêu cầu giới hạn mức an toàn đối với các chất độc hại khác được quy định trong các văn bản có liên quan.
Đồ chơi trẻ em có được sử dụng nguồn điện 25V hay không? Nội dung ghi nhãn trên đồ chơi trẻ em gồm những gì?
Theo tiểu mục 2.1.4 Mục 2.1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 3:2019/BKHCN về An toàn đồ chơi trẻ em thì yêu cầu an toàn đối với đồ chơi trẻ em sử dụng điện nhưu sau:
Đồ chơi trẻ em không được dùng nguồn điện có điện áp danh định vượt quá 24 V và không một bộ phận nào trong đồ chơi trẻ em có điện áp danh định hoặc tức thời vượt quá 24 V.
Các bộ phận trong đồ chơi trẻ em nếu được nối hoặc có thể tiếp xúc với nguồn điện có điện áp danh định vượt quá giới hạn nêu trên cũng như các dây dẫn, cáp điện nối đến các bộ phận phải được cách điện và bảo vệ thích hợp để ngăn ngừa các rủi ro về điện.
Cũng theo Mục 2.2 Quy chuẩn này yêu cầu ghi nhãn như sau:
Đồ chơi trẻ em phải có nhãn hàng hóa theo đúng quy định hiện hành. Nội dung ghi nhãn phải rõ ràng, dễ đọc, khó tẩy xóa và phải theo đúng quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Trình tự, thủ tục công bố hợp quy đồ chơi trẻ em thực hiện như thế nào?
Tại tiểu mục 4.4.1 và Mục 4.5 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 3:2019/BKHCN quy định về trình tự thủ tục Công bố hợp quy như sau:
"4.4.1 Việc công bố hợp quy đồ chơi trẻ em phải dựa trên kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã đăng ký lĩnh vực hoạt động theo quy định tại Nghị định 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp (sau đây viết tắt là Nghị định số 107/2016/NĐ-CP), Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành (sau đây viết tắt là Nghị định số 154/2018/NĐ-CP) hoặc được thừa nhận theo quy định của Thông tư số 27/2007/TT-BKHCN ngày 31/10/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn việc ký kết và thực hiện các Hiệp định và thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau kết quả đánh giá sự phù hợp (sau đây viết tắt là Thông tư số 27/2007/TT-BKHCN).
...
4.5 Trình tự, thủ tục và hồ sơ công bố hợp quy
Trình tự, thủ tục và hồ sơ công bố hợp quy đối với đồ chơi trẻ em sản xuất trong nước và nhập khẩu thực hiện theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN và Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN."
Phạm Lan Anh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đồ chơi trẻ em có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?
- Mẫu biên bản thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức? Công chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc khi nào?