Trong hoạt động dược lâm sàng tại khoa dược của cơ sở khám bệnh chữa bệnh, khi tham gia theo dõi giám sát phản ứng có hại của thuốc cần lưu ý những gì?
- Bộ phận dược lâm sàng và số lượng người làm công tác dược lâm sàng tại cơ sở khám bệnh chữa bệnh được quy định thế nào?
- Trong hoạt động dược lâm sàng tại khoa dược của cơ sở khám bệnh chữa bệnh, khi tham gia theo dõi giám sát phản ứng có hại của thuốc cần lưu ý những gì?
- Tham gia theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc trong hoạt động dược lâm sàng tại nhà thuốc trong khuôn viên cơ sở khám bệnh chữa bệnh quy định những gì?
- Ai có trách nhiệm thực hiện hoạt động dược lâm sàng?
Bộ phận dược lâm sàng và số lượng người làm công tác dược lâm sàng tại cơ sở khám bệnh chữa bệnh được quy định thế nào?
Bộ phận dược lâm sàng và số lượng người làm công tác dược lâm sàng tại cơ sở khám bệnh chữa bệnh được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Theo khoản 1, khoản 2 Điều 3 Nghị định 131/2020/NĐ-CP quy định thì:
* Bộ phận dược lâm sàng:
- Bộ phận dược lâm sàng thuộc khoa dược của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tổ chức thực hiện các hoạt động dược lâm sàng tại cơ sở để phục vụ người bệnh ngoại trú có thẻ bảo hiểm y tế và người bệnh nội trú;
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không tổ chức khoa dược theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh vẫn phải tổ chức bộ phận dược lâm sàng để thực hiện các hoạt động dược lâm sàng phục vụ người bệnh ngoại trú có thẻ bảo hiểm y tế và người bệnh nội trú;
- Nhà thuốc trong khuôn viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện các hoạt động dược lâm sàng tại nhà thuốc để phục vụ người mua thuốc trong trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có tổ chức nhà thuốc.
* Số lượng người phụ trách công tác dược lâm sàng và người làm công tác dược lâm sàng:
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có từ 200 giường bệnh trở lên phải bố trí 01 người phụ trách công tác dược lâm sàng và phải có số lượng người làm công tác dược lâm sàng với tỉ lệ ít nhất 01 người cho mỗi 200 giường bệnh nội trú và ít nhất 01 người cho mỗi 1.000 đơn thuốc được cấp phát cho người bệnh ngoại trú có thẻ bảo hiểm y tế trong một ngày;
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có dưới 200 giường bệnh hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không tổ chức khoa dược theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh phải có ít nhất 01 người phụ trách công tác dược lâm sàng kiêm người làm công tác dược lâm sàng phục vụ người bệnh nội trú (nếu có) và phải có số lượng người làm công tác dược lâm sàng với tỉ lệ ít nhất 01 người cho mỗi 1.000 đơn thuốc được cấp phát cho người bệnh ngoại trú có thẻ bảo hiểm y tế trong một ngày;
- Nhà thuốc trong khuôn viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có ít nhất 01 người làm công tác dược lâm sàng cho 01 địa điểm kinh doanh của nhà thuốc. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của nhà thuốc có thể đồng thời là người làm công tác dược lâm sàng tại nhà thuốc.
Trong hoạt động dược lâm sàng tại khoa dược của cơ sở khám bệnh chữa bệnh, khi tham gia theo dõi giám sát phản ứng có hại của thuốc cần lưu ý những gì?
Về việc tham gia theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc, ta căn cứ theo Điều 6 Nghị định 131/2020/NĐ-CP như sau:
Hoạt động dược lâm sàng tại khoa dược
...
6. Tham gia theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc:
a) Cập nhật thông tin về các phản ứng có hại của thuốc, các thông tin khác về an toàn của thuốc và cách xử trí, hướng dẫn cho người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, điều dưỡng viên, y tá, kỹ thuật viên, hộ sinh viên phát hiện, xử trí các phản ứng có hại của thuốc;
b) Theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc và tiếp nhận thông tin để tổng hợp, báo cáo về các phản ứng có hại của thuốc tại cơ sở theo các hướng dẫn của Bộ Y tế;
c) Báo cáo đột xuất về nguy cơ tổn hại tới sức khỏe của người bệnh liên quan đến việc sử dụng thuốc hoặc các trường hợp sử dụng thuốc chưa phù hợp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Tham gia theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc trong hoạt động dược lâm sàng tại nhà thuốc trong khuôn viên cơ sở khám bệnh chữa bệnh quy định những gì?
Theo khoản 3 Điều 9 Nghị định 131/2020/NĐ-CP quy định về hoạt động dược lâm sàng tại nhà thuốc trong khuôn viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như sau:
Hoạt động dược lâm sàng tại nhà thuốc trong khuôn viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
...
3. Tham gia theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc:
a) Cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin liên quan đến tác dụng phụ, phản ứng có hại biết trước của thuốc cho người mua thuốc, người sử dụng thuốc;
b) Hướng dẫn cách xử trí cho người mua thuốc, người sử dụng thuốc khi sử dụng thuốc quá liều hoặc khi có tác dụng phụ, phản ứng có hại trong quá trình sử dụng thuốc;
c) Theo dõi, tiếp nhận các thông tin về tác dụng phụ, phản ứng có hại của thuốc để tổng hợp, báo cáo về khoa dược.
Ai có trách nhiệm thực hiện hoạt động dược lâm sàng?
Căn cứ tại Chương IV Nghị định 131/2020/NĐ-CP quy định về trách nhiệm thực hiện hoạt động dược lâm sàng sau đây:
- Trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Trách nhiệm của trưởng khoa dược, trưởng bộ phận dược lâm sàng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không tổ chức khoa dược
- Trách nhiệm của trưởng khoa lâm sàng, trưởng khoa hoặc phòng khám bệnh
- Trách nhiệm của người phụ trách công tác dược lâm sàng
- Trách nhiệm của người làm công tác dược lâm sàng.
Phạm Lan Anh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Dược lâm sàng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?
- Sự ra đời của Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc? Thời gian tổ chức Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 18 11?