Trong hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng thì bên mua nợ trở thành người thế quyền, nghĩa vụ liên quan đến khoản nợ của bên bán nợ kể từ thời điểm nào?
Hợp đồng mua, bán nợ của tổ chức tín dụng phải có những nội dung nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 13 Thông tư 09/2015/TT-NHNN quy định như sau:
Hợp đồng mua, bán nợ
1. Hợp đồng mua, bán nợ phải được ký bởi người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của các bên mua, bán nợ.
2. Hợp đồng mua, bán nợ phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Thời gian ký kết hợp đồng mua, bán nợ;
b) Tên, địa chỉ của các bên tham gia ký kết hợp đồng mua, bán nợ;
c) Tên, chức danh người đại diện các bên tham gia ký kết hợp đồng mua bán nợ;
d) Tên, địa chỉ của bên nợ và các bên có liên quan (nếu có) tới khoản nợ được mua, bán;
đ) Chi tiết khoản nợ mua, bán: Số tiền vay, thời gian vay, mục đích giá trị ghi sổ của khoản nợ đến thời điểm thực hiện mua, bán nợ;
e) Các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ thanh toán của bên nợ đối khoản nợ được mua, bán (nếu có);
g) Giá bán nợ, phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán;
h) Thời điểm, phương thức và thủ tục chuyển giao hồ sơ, chứng từ khoản nợ, bao gồm cả hồ sơ, tài liệu về tài sản bảo đảm của khoản nợ (nếu có); Thời điểm bên mua nợ trở thành người thế quyền, nghĩa vụ đối với khoản nợ của bên bán nợ;
i) Quyền và nghĩa vụ của bên bán nợ, bên mua nợ;
k) Trách nhiệm của các bên do vi phạm hợp đồng;
l) Giải quyết tranh chấp phát sinh.
3. Ngoài các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này, các bên có thể thỏa thuận các nội dung khác trong hợp đồng mua, bán nợ không trái với quy định Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.
4. Việc sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ nội dung hợp đồng mua, bán nợ do các bên liên quan thỏa thuận, quyết định trên cơ sở đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật.
Như vậy hợp đồng mua, bán nợ của tổ chức tín dụng phải có những nội dung sau:
- Thời gian ký kết hợp đồng mua, bán nợ;
- Tên, địa chỉ của các bên tham gia ký kết hợp đồng mua, bán nợ;
- Tên, chức danh người đại diện các bên tham gia ký kết hợp đồng mua bán nợ;
- Tên, địa chỉ của bên nợ và các bên có liên quan (nếu có) tới khoản nợ được mua, bán;
- Chi tiết khoản nợ mua, bán: Số tiền vay, thời gian vay, mục đích giá trị ghi sổ của khoản nợ đến thời điểm thực hiện mua, bán nợ;
- Các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ thanh toán của bên nợ đối khoản nợ được mua, bán (nếu có);
- Giá bán nợ, phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán;
- Thời điểm, phương thức và thủ tục chuyển giao hồ sơ, chứng từ khoản nợ, bao gồm cả hồ sơ, tài liệu về tài sản bảo đảm của khoản nợ (nếu có); Thời điểm bên mua nợ trở thành người thế quyền, nghĩa vụ đối với khoản nợ của bên bán nợ;
- Quyền và nghĩa vụ của bên bán nợ, bên mua nợ;
- Trách nhiệm của các bên do vi phạm hợp đồng;
- Giải quyết tranh chấp phát sinh.
Mua, bán nợ (Hình từ Internet)
Bên mua nợ của tổ chức tín dụng sẽ bao gồm những cá nhân, tổ chức nào?
Cá nhân, tổ chức của bên mua nợ của tổ chức tín dụng căn cứ theo khoản 4 Điều 3 Thông tư 09/2015/TT-NHNN, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-NHNN (Có hiệu lực từ 09/02/2023) cụ thể:
Bên mua nợ là tổ chức, cá nhân, bao gồm:
a) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây là Ngân hàng Nhà nước) chấp thuận hoạt động mua nợ;
b) Tổ chức khác, cá nhân (bao gồm cả tổ chức, cá nhân là người cư trú và người không cư trú).
Theo đó, bên mua nợ của tổ chức tín dụng sẽ bao gồm những cá nhân, tổ chức như quy định trên.
Trước đây, căn cứ theo khoản 4 Điều 3 Thông tư 09/2015/TT-NHNN quy định như sau:
Bên mua nợ là tổ chức, cá nhân, bao gồm:
a) Tổ chức, cá nhân là người cư trú sau:
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được Ngân hàng nước chấp thuận hoạt động mua nợ;
- Tổ chức kinh doanh dịch vụ mua, bán nợ (không phải tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ mua, bán nợ theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức khác, cá nhân không kinh doanh dịch vụ mua, bán nợ.
b) Tổ chức, cá nhân là người không cư trú.
Như vậy bên mua nợ của tổ chức tín dụng sẽ bao gồm những cá nhân, tổ chức như quy định trên.
Trong hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng thì bên mua nợ trở thành người thế quyền, nghĩa vụ liên quan đến khoản nợ của bên bán nợ kể từ thời điểm nào?
Trong hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng thì bên mua nợ trở thành người thế quyền, nghĩa vụ liên quan đến khoản nợ của bên bán nợ kể từ thời điểm nào thì căn cứ theo khoản 1 Điều 14 Thông tư 09/2015/TT-NHNN,được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-NHNN (Có hiệu lực từ 09/02/2023) cụ thể:
Chuyển giao quyền, nghĩa vụ liên quan đến khoản nợ
1. Bên mua nợ trở thành người thế quyền, nghĩa vụ liên quan đến khoản nợ được mua, bán của bên bán nợ kể từ thời điểm bên mua nợ nhận chuyển giao quyền sở hữu khoản nợ từ bên bán nợ theo thỏa thuận tại hợp đồng mua, bán nợ.
Theo đó, trong hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng thì bên mua nợ trở thành người thế quyền, nghĩa vụ liên quan đến khoản nợ được mua, bán của bên bán nợ kể từ thời điểm bên mua nợ nhận chuyển giao quyền sở hữu khoản nợ từ bên bán nợ theo thỏa thuận tại hợp đồng mua, bán nợ.
Trước đây, vấn đề trong hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng thì bên mua nợ trở thành người thế quyền, nghĩa vụ liên quan đến khoản nợ của bên bán nợ kể từ thời điểm nào, giải đáp như sau:
Căn cứ theo khoản 1 Điều 14 Thông tư 09/2015/TT-NHNN quy định như sau:
Chuyển giao quyền, nghĩa vụ liên quan đến khoản nợ
1. Bên mua nợ trở thành người thế quyền, nghĩa vụ liên quan đến khoản nợ của bên bán nợ kể từ thời điểm theo thỏa thuận tại hợp đồng mua, bán nợ.
2. Bên bán nợ chuyển giao quyền, nghĩa vụ liên quan đến khoản nợ cho bên mua nợ bao gồm cả quyền, nghĩa vụ đối với các biện pháp bảo đảm khoản nợ đó (nếu có). Việc chuyển giao quyền, nghĩa vụ đối với các biện pháp bảo đảm của khoản nợ phù hợp với quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm và các quy định khác có liên quan của pháp luật. Việc thực hiện đăng ký thay đổi bên nhận bảo đảm theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm.
3. Bên mua nợ, bên nợ và bên bảo đảm có thể thỏa thuận việc điều chỉnh biện pháp bảo đảm đối với khoản nợ được mua, bán phù hợp quy định của pháp luật.
Như vậy trong hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng thì bên mua nợ trở thành người thế quyền, nghĩa vụ liên quan đến khoản nợ của bên bán nợ kể từ thời điểm theo thỏa thuận tại hợp đồng mua, bán nợ.
>>> Xem thêm: Các quy định hiện hành liên quan đến Tổ chức tín dụng tại đây Tải
Nguyễn Nhật Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Mua bán nợ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 03 lưu ý quan trọng khi đánh giá xếp loại đảng viên cuối năm? Điều kiện cơ bản để được đánh giá xếp loại?
- Hóa đơn bán hàng là gì? Trường hợp nào được cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh là hóa đơn bán hàng?
- Giáo dục mầm non là gì? Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm yêu cầu gì theo quy định pháp luật?
- Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nào? Kho bảo thuế có phải là địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa không?
- Không sử dụng đất trồng cây lâu năm liên tục trong 18 tháng bị phạt bao nhiêu tiền? Bị thu hồi đất trong trường hợp nào?