Trong hội đồng thẩm định Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo giữ chức vụ gì?
- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo giữ chức vụ gì trong hội đồng thẩm định Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm?
- Cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm có trách nhiệm và quyền hạn như thế nào?
- Hội đồng thẩm định Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm hoạt động theo những nguyên tắc nào?
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo giữ chức vụ gì trong hội đồng thẩm định Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm?
Thành phần của hội đồng thẩm định Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Quyết định 57/QĐ-TTg năm 2024 như sau:
Thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (sau đây gọi tắt là Hội đồng) với các nội dung như sau:
1. Thành phần của Hội đồng:
a) Chủ tịch Hội đồng: Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà.
b) Phó Chủ tịch Hội đồng: Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
c) Các thành viên Hội đồng, gồm:
- Đại diện lãnh đạo các Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Y tế, Tư pháp, Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Khoa học và Công nghệ;
- Đại diện lãnh đạo Ủy ban Dân tộc;
- Đại diện lãnh đạo một số tỉnh, thành phố có nhiều cơ sở giáo dục đại học: Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng;
- Đại diện lãnh đạo các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội: Hội khuyến học Việt Nam, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam;
- Ủy viên phản biện: Các chuyên gia về lĩnh vực quy hoạch, giáo dục đại học do Chủ tịch Hội đồng quyết định trên cơ sở đề xuất của Cơ quan thường trực của Hội đồng.
Như vậy, Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo giữ chức vụ Phó chủ tịch Hội đồng thẩm định Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm.
Trong hội đồng thẩm định Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo giữ chức vụ gì? (Hình từ Internet)
Cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm có trách nhiệm và quyền hạn như thế nào?
Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm được quy định theo Điều 34 Nghị định 37/2019/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Nghị định 58/2023/NĐ-CP như sau:
- Tiếp nhận, nghiên cứu và xử lý hồ sơ, tài liệu trình thẩm định do cơ quan lập quy hoạch gửi tới Hội đồng thẩm định quy hoạch.
- Xây dựng, trình Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch thông qua kế hoạch thẩm định quy hoạch hoặc kế hoạch thẩm định lại quy hoạch trong trường hợp quy hoạch chưa đủ điều kiện trình quyết định hoặc phê duyệt theo kết luận của Hội đồng thẩm định quy hoạch.
- Cung cấp hồ sơ, tài liệu cho thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch nghiên cứu tham gia ý kiến đối với quy hoạch.
- Đề nghị Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch cho phép tổ chức họp, hội nghị, hội thảo đánh giá các chuyên đề liên quan đến quy hoạch trước khi họp Hội đồng thẩm định quy hoạch.
- Tổng hợp các ý kiến nhận xét, đánh giá của thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch, ý kiến của tư vấn phản biện độc lập và các ý kiến khác (nếu có), báo cáo Hội đồng thẩm định quy hoạch.
- Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để Hội đồng thẩm định tiến hành phiên họp thẩm định quy hoạch.
- Dự thảo báo cáo thẩm định quy hoạch, gửi xin ý kiến thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch trước khi tổ chức phiên họp thẩm định quy hoạch.
- Xin ý kiến thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch thông qua dự thảo báo cáo thẩm định quy hoạch bằng phiếu đánh giá tại phiên họp thẩm định quy hoạch.
- Lập biên bản họp thẩm định quy hoạch; hoàn thiện báo cáo thẩm định quy hoạch trình Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch xem xét, ban hành.
- Yêu cầu cơ quan lập quy hoạch tiếp thu, giải trình và hoàn thiện hồ sơ quy hoạch theo báo cáo thẩm định quy hoạch.
- Thực hiện rà soát hồ sơ quy hoạch đã được tiếp thu, giải trình theo báo cáo thẩm định quy hoạch.
- Sử dụng kinh phí, bộ máy, phương tiện và con dấu của cơ quan, đơn vị mình để thực hiện nhiệm vụ được giao.
Hội đồng thẩm định Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm hoạt động theo những nguyên tắc nào?
Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng được quy định tại khoản 4 Điều 1 Quyết định 57/QĐ-TTg năm 2024 như sau:
Thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (sau đây gọi tắt là Hội đồng) với các nội dung như sau:
…
4. Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng: Hội đồng hoạt động theo hình thức kiêm nhiệm, chấm dứt hoạt động và tự giải thể sau khi Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Như vậy, Hội đồng thẩm định hoạt động theo hình thức kiêm nhiệm, chấm dứt hoạt động và tự giải thể sau khi Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm được phê duyệt.
Nguyễn Bình An
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?
- Trang trí khánh tiết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 2030 theo Công văn 9743 như thế nào?
- Khẩu hiệu chào mừng ngày 20 11 ngắn gọn? Khẩu hiệu chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 ý nghĩa?