Trong lĩnh vực hàng hải đối với tàu biển có cụm từ 'Quyền cầm giữ hàng hải' vậy quyền cầm giữ hàng hải là gì? Sự kiện gì làm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải?

Tôi thấy trong lĩnh vực hàng hải xuất hiện cụm từ "Quyền cầm giữ hàng hải" vậy quyền cầm giữ hàng hải là gì? Sự kiện gì làm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải? Tôi muốn biết rõ hơn những quy định pháp luật xoay quanh về quyền này đối với tàu biển tại Việt Nam.

Quyền cầm giữ hàng hải là gì?

Tại Điều 40 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 định nghĩa quyền cầm giữ hàng hải như sau:

(1) Quyền cầm giữ hàng hải là quyền của người có khiếu nại hàng hải quy định tại Điều 41 của Bộ luật này được ưu tiên trong việc đòi bồi thường đối với chủ tàu, người thuê tàu, người khai thác tàu mà tàu biển đó đã làm phát sinh khiếu nại hàng hải.

Khiếu nại hàng hải là việc một bên yêu cầu bên kia thực hiện nghĩa vụ phát sinh liên quan đến hoạt động hàng hải.

(2) Các khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải quy định tại Điều 41 của Bộ luật này có thứ tự ưu tiên cao hơn các khiếu nại hàng hải được bảo đảm bằng thế chấp tàu biển và các giao dịch bảo đảm khác.

(3) Quyền cầm giữ hàng hải được thực hiện thông qua Tòa án có thẩm quyền bằng quyết định bắt giữ tàu biển mà tàu biển đó liên quan đến khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải.

(4) Người có khiếu nại hàng hải có quyền cầm giữ hàng hải đối với tàu biển để bảo đảm cho các khiếu nại hàng hải quy định tại Điều 41 của Bộ luật này, mặc dù tàu biển đó đã được thế chấp hoặc chủ tàu đã thực hiện giao dịch bảo đảm khác để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác trên cơ sở hợp đồng.

(5) Quyền cầm giữ hàng hải đối với tàu biển không bị ảnh hưởng khi có sự thay đổi chủ tàu, người thuê tàu, người khai thác tàu dù người mua tàu biết hay không biết về việc tàu biển đã liên quan đến khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải.

Những khiếu nại hàng hải nào làm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải?

Căn cứ Điều 41 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải như sau:

(1) Khiếu nại hàng hải về tiền lương, chi phí hồi hương, chi phí đóng góp bảo hiểm xã hội và các khoản tiền khác phải trả cho thuyền trưởng, sĩ quan và các thuyền viên khác trong thuyền bộ của tàu biển.

(2) Khiếu nại hàng hải về tiền bồi thường tính mạng, thương tích và tổn hại khác về sức khỏe con người liên quan trực tiếp đến hoạt động của tàu biển.

(3) Khiếu nại hàng hải về phí trọng tải, phí bảo đảm hàng hải và về phí, lệ phí cảng biển khác.

(4) Khiếu nại hàng hải về tiền công cứu hộ tàu biển.

(5) Khiếu nại hàng hải về tổn thất và thiệt hại tài sản ngoài hợp đồng liên quan trực tiếp đến hoạt động của tàu biển.

Tàu biển

Tàu biển

Thứ tự ưu tiên giải quyết các khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải

Theo Điều 42 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định thứ tự ưu tiên giải quyết các khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải như sau:

- Các khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải được ưu tiên giải quyết theo thứ tự các khiếu nại quy định tại Điều 41 của Bộ luật này; trường hợp khiếu nại hàng hải về tiền công cứu hộ tàu biển phát sinh sau thời điểm các khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải khác thì xếp ưu tiên cao hơn các khiếu nại hàng hải đó.

- Các khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải trong cùng một khoản quy định tại Điều 41 của Bộ luật này được xếp ngang nhau; trường hợp khoản tiền phân chia không đủ để thanh toán giá trị của mỗi khiếu nại hàng hải thì được giải quyết theo tỷ lệ giá trị giữa các khiếu nại hàng hải đó.

- Các khiếu nại hàng hải phát sinh từ cùng một sự kiện được coi là phát sinh trong cùng một thời điểm.

- Các khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải đối với tàu biển liên quan đến chuyến đi cuối cùng được ưu tiên giải quyết trước các khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải liên quan đến các chuyến đi khác.

- Các khiếu nại hàng hải phát sinh từ cùng một hợp đồng lao động liên quan đến nhiều chuyến đi được giải quyết cùng với các khiếu nại hàng hải liên quan đến chuyến đi cuối cùng.

- Trong trường hợp khiếu nại hàng hải về tiền công cứu hộ quy định tại khoản 4 Điều 41 của Bộ luật này thì khiếu nại hàng hải phát sinh sau được giải quyết trước các khiếu nại hàng hải khác.

Thời hiệu quyền cầm giữ hàng hải quy định thế nào?

Theo Điều 43 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định thời hiệu quyền cầm giữ hàng hải như sau:

- Thời hiệu quyền cầm giữ hàng hải là 01 năm kể từ thời điểm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải.

- Thời điểm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải quy định tại khoản 1 Điều này được tính như sau:

+ Từ ngày kết thúc hoạt động cứu hộ, trong trường hợp để giải quyết tiền công cứu hộ;

+ Từ ngày phát sinh tổn thất, trong trường hợp để giải quyết các tổn thất và thiệt hại gây ra do hoạt động của tàu biển;

+ Từ ngày phải thanh toán, trong trường hợp để giải quyết các khiếu nại hàng hải khác.

+ Quyền cầm giữ hàng hải chấm dứt kể từ khi chủ tàu, người thuê tàu hoặc người khai thác tàu đã thanh toán những khoản nợ phát sinh từ các khiếu nại hàng hải liên quan; nếu tiền thanh toán vẫn do thuyền trưởng hoặc người được ủy quyền thay mặt chủ tàu, người thuê tàu hoặc người khai thác tàu giữ để thanh toán các khoản nợ liên quan đến các khiếu nại hàng hải đó thì quyền cầm giữ hàng hải vẫn còn hiệu lực.

+ Trường hợp Tòa án không thể thực hiện việc bắt giữ tàu biển trong phạm vi nội thủy, lãnh hải Việt Nam để bảo vệ quyền lợi của người khiếu nại hàng hải thường trú hoặc có trụ sở chính tại Việt Nam thì thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều này kết thúc sau 30 ngày kể từ ngày tàu đến cảng biển Việt Nam đầu tiên, nhưng không quá 02 năm kể từ ngày phát sinh quyền cầm giữ hàng hải.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hàng hải

Phạm Tiến Đạt

Hàng hải
Quyền cầm giữ hàng hải
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hàng hải có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hàng hải Quyền cầm giữ hàng hải
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chính sách Nhà nước về phát triển hoạt động hàng hải và nội dung quản lý nhà nước về hàng hải được quy định như thế nào?
Pháp luật
Quyền cầm giữ hàng hải được thực hiện thông qua ai? Quyền cầm giữ hàng hải đối với tàu biển có bị ảnh hưởng khi thay đổi chủ tàu không?
Pháp luật
Các Nghị định liên quan phân cấp giải quyết TTHC lĩnh vực hàng hải được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 74/2023/NĐ-CP thế nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp có thể gửi văn bản lấy ý kiến về sự cần thiết, quy mô dự kiến của công trình hàng hải qua cổng dịch vụ công hay không?
Pháp luật
Sửa đổi quy định về hồ sơ đề nghị công bố đưa luồng hàng hải vào sử dụng từ ngày 30/10/2022?
Pháp luật
Mua tàu biển của một đối tác Đức, muốn có giấy phép để di chuyển tàu về Việt Nam thì cần làm thủ tục gì?
Pháp luật
Tàu biển thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân Việt Nam có được mang cờ quốc tịch nước ngoài không?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận Lao động hàng hải tạm thời hiện nay được quy định như thế nào? Giấy chứng nhận này có thời hạn là bao lâu?
Pháp luật
Danh mục mẫu tổng hợp báo cáo kế hoạch bảo trì luồng, công trình hàng hải và đánh giá an toàn công trình hàng hải áp dụng từ 01/10/2022?
Pháp luật
Mẫu danh mục công trình hàng hải phải được cơ quan có thẩm quyền xem xét và thông báo ý kiến về kết quả đánh giá an toàn công trình?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào