Trong lĩnh vực phòng chống rửa tiền ngân hàng vỏ bọc là gì? Tài khoản của ngân hàng đối tác mở tại đối tượng báo cáo có được phép sử dụng bởi ngân hàng vỏ bọc không?
- Trong lĩnh vực phòng chống rửa tiền ngân hàng vỏ bọc là gì?
- Thiết lập, duy trì quan hệ kinh doanh với ngân hàng vỏ bọc có phải là hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực phòng chống rửa tiền không?
- Tài khoản của ngân hàng đối tác mở tại đối tượng báo cáo có được phép sử dụng bởi ngân hàng vỏ bọc không?
Trong lĩnh vực phòng chống rửa tiền ngân hàng vỏ bọc là gì?
Căn cứ theo khoản 13 Điều 3 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 quy định như sau:
Ngân hàng vỏ bọc là ngân hàng không có sự hiện diện thực tế tại quốc gia hoặc vùng lãnh thổ mà tại đó ngân hàng phải được thành lập và cấp phép, đồng thời không có sự liên kết hoặc kiểm soát của bất kỳ định chế tài chính nào đã được quản lý và giám sát.
Như vậy, ngân hàng vỏ bọc là ngân hàng không có sự hiện diện thực tế tại quốc gia hoặc vùng lãnh thổ mà tại đó ngân hàng phải được thành lập và cấp phép, đồng thời không có sự liên kết hoặc kiểm soát của bất kỳ định chế tài chính nào đã được quản lý và giám sát.
Ngân hàng vỏ bọc là gì? (Hình từ Internet)
Thiết lập, duy trì quan hệ kinh doanh với ngân hàng vỏ bọc có phải là hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực phòng chống rửa tiền không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 8 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 quy định như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống rửa tiền
1. Tổ chức, tham gia hoặc tạo điều kiện, trợ giúp thực hiện hành vi rửa tiền.
2. Thiết lập, duy trì tài khoản vô danh hoặc tài khoản sử dụng tên giả.
3. Thiết lập, duy trì quan hệ kinh doanh với ngân hàng vỏ bọc.
4. Cung cấp trái phép dịch vụ nhận tiền mặt, séc, công cụ tiền tệ khác hoặc công cụ lưu trữ giá trị và thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng.
5. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong phòng, chống rửa tiền xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
6. Cản trở việc cung cấp thông tin phục vụ công tác phòng, chống rửa tiền.
7. Đe dọa, trả thù người phát hiện, cung cấp thông tin, báo cáo, tố cáo về hành vi rửa tiền.
Như vậy, các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống rửa tiền gồm:
- Tổ chức, tham gia hoặc tạo điều kiện, trợ giúp thực hiện hành vi rửa tiền.
- Thiết lập, duy trì tài khoản vô danh hoặc tài khoản sử dụng tên giả.
- Thiết lập, duy trì quan hệ kinh doanh với ngân hàng vỏ bọc.
- Cung cấp trái phép dịch vụ nhận tiền mặt, séc, công cụ tiền tệ khác hoặc công cụ lưu trữ giá trị và thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong phòng, chống rửa tiền xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
- Cản trở việc cung cấp thông tin phục vụ công tác phòng, chống rửa tiền.
- Đe dọa, trả thù người phát hiện, cung cấp thông tin, báo cáo, tố cáo về hành vi rửa tiền.
Như vậy, thiết lập, duy trì quan hệ kinh doanh với ngân hàng vỏ bọc là một trong những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực phòng chống rửa tiền.
Tài khoản của ngân hàng đối tác mở tại đối tượng báo cáo có được phép sử dụng bởi ngân hàng vỏ bọc không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 18 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 quy định như sau:
Quan hệ ngân hàng đại lý
1. Đối tượng báo cáo là ngân hàng khi thiết lập quan hệ với ngân hàng đối tác để cung cấp dịch vụ ngân hàng, thanh toán và các dịch vụ khác cho ngân hàng đối tác phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Thu thập thông tin về ngân hàng đối tác để hiểu biết đầy đủ về bản chất kinh doanh, uy tín của ngân hàng đối tác và thông tin về việc ngân hàng đối tác có bị điều tra về rửa tiền hoặc các vi phạm pháp luật khác về phòng, chống rửa tiền;
b) Đánh giá việc thực hiện các biện pháp về phòng, chống rửa tiền của ngân hàng đối tác;
c) Hiểu rõ về trách nhiệm phòng, chống rửa tiền của ngân hàng đối tác trong quan hệ ngân hàng đại lý.
2. Trường hợp khách hàng của ngân hàng đối tác có thể thanh toán thông qua tài khoản của ngân hàng đối tác mở tại đối tượng báo cáo, đối tượng báo cáo phải bảo đảm ngân hàng đối tác đã thực hiện đầy đủ việc nhận biết khách hàng và có khả năng cung cấp thông tin nhận biết khách hàng theo yêu cầu của đối tượng báo cáo. Tài khoản của ngân hàng đối tác mở tại đối tượng báo cáo không được phép sử dụng bởi ngân hàng vỏ bọc.
3. Việc thiết lập quan hệ ngân hàng đại lý của đối tượng báo cáo phải được sự chấp thuận của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc hoặc người được Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của đối tượng báo cáo ủy quyền.
Như vậy, trường hợp khách hàng của ngân hàng đối tác có thể thanh toán thông qua tài khoản của ngân hàng đối tác mở tại đối tượng báo cáo, đối tượng báo cáo phải bảo đảm ngân hàng đối tác đã thực hiện đầy đủ việc nhận biết khách hàng và có khả năng cung cấp thông tin nhận biết khách hàng theo yêu cầu của đối tượng báo cáo.
Tài khoản của ngân hàng đối tác mở tại đối tượng báo cáo không được phép sử dụng bởi ngân hàng vỏ bọc.
Đối tượng báo cáo được quy định tại Điều 4 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022.
Nguyễn Nhật Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phòng chống rửa tiền có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp nào thì tàu bay chưa khởi hành bị đình chỉ thực hiện chuyến bay? Đình chỉ thực hiện chuyến bay như thế nào?
- Mẫu tờ trình đề nghị giải thể cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên biệt, giáo dục thường xuyên mới nhất?
- Công chức quản lý thuế có bao gồm công chức hải quan? Nghiêm cấm công chức hải quan bao che, thông đồng để gian lận thuế?
- Khai quyết toán thuế là gì? Thời gian gia hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với việc nộp hồ sơ khai quyết toán thuế là bao lâu?
- Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất là tài sản công không sử dụng để ở gồm những gì? Thời hạn lập Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất?