Trong nhà ở và nhà công cộng, nguồn điện và mạch điện dùng cho dịch vụ an toàn phải đáp ứng các yêu cầu gì?

Hệ thống điện nhà ở và nhà công cộng dùng cho dịch vụ an toàn có quy định các hạng mục nào phải đảm bảo có trong Quy chuẩn? Nguồn điện và mạch điện dùng cho dịch vụ an toàn gồm những gì? Chị Hương Mỹ (Ninh Bình) đặt câu hỏi.

Hệ thống điện nhà ở và nhà công cộng dùng cho dịch vụ an toàn có quy định các hạng mục nào phải đảm bảo có trong Quy chuẩn?

Theo Mục 2.3.6 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12:2014/BXD về Hệ thống điện của nhà ở và nhà công cộng có quy định về hệ thống điện dùng cho dịch vụ an toàn như sau:

Hệ thống điện dùng cho dịch vụ an toàn
2.3.6.1 Phải có hệ thống điện riêng để duy trì hoạt động các bộ phận thiết yếu cho dịch vụ an toàn làm việc ở mọi thời điểm, mọi điều kiện.
2.3.6.2 Các dịch vụ an toàn bao gồm, nhưng không giới hạn bởi các hạng mục sau:
a) Chiếu sáng khẩn cấp, thoát hiểm;
b) Bơm chữa cháy;
c) Thang máy để cứu hộ khi xảy ra cháy;
d) Hệ thống báo động (có cháy, khói, khí CO, đột nhập);
đ) Hệ thống sơ tán;
e) Hệ thống hút khói;
g) Hệ thống quạt tăng áp cầu thang thoát hiểm;
h) Thiết bị y tế thiết yếu.
2.3.6.3 Trong mạch IT phải có thiết bị kiểm soát cách điện liên tục để phát tín hiệu bằng âm thanh và ánh sáng khi xuất hiện sự cố chạm đất đầu tiên.

Như vậy, các dịch vụ an toàn bao gồm, nhưng không giới hạn bởi các hạng mục sau:

- Chiếu sáng khẩn cấp, thoát hiểm;

- Bơm chữa cháy;

- Thang máy để cứu hộ khi xảy ra cháy;

- Hệ thống báo động (có cháy, khói, khí CO, đột nhập);

- Hệ thống sơ tán;

- Hệ thống hút khói;

- Hệ thống quạt tăng áp cầu thang thoát hiểm;

- Thiết bị y tế thiết yếu.

Tiêu chuẩn nhà ở và nhà công cộng

Tiêu chuẩn nhà ở và nhà công cộng (Hình từ Internet)

Nguồn điện dùng cho dịch vụ an toàn trong nhà ở và nhà công cộng gồm những gì?

Căn cứ theo Mục 2.3.7 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12:2014/BXD có quy định về nguồn điện dùng cho dịch vụ an toàn như sau:

Nguồn điện dùng cho dịch vụ an toàn
2.3.7.1 Nguồn điện dùng cho dịch vụ an toàn (ắcqui, pin, tổ máy phát điện độc lập, lộ riêng độc lập với lộ cấp điện bình thường) phải có đủ công suất, độ tin cậy, thời gian hoạt động đáp ứng cần thiết, thông số đặc trưng và thời gian chuyển đổi thích hợp theo quy định.
2.3.7.2 Nguồn điện dùng cho dịch vụ an toàn phải được lắp cố định ở vị trí thích hợp, có biện pháp thông gió và thoát khí thải ra ngoài một cách an toàn. Sự cố ở nguồn cấp điện bình thường không được gây ảnh hưởng bất lợi cho nguồn điện này.
2.3.7.3 Nguồn điện dùng cho dịch vụ an toàn dùng kết hợp cho các mục đích khác thì không được gây ảnh hưởng đến nhiệm vụ chính. Phải có biện pháp để khi có sự cố ở mạch cung cấp điện cho mục đích khác không làm mất điện của dịch vụ an toàn.
2.3.7.4 Nếu một nguồn dùng cho dịch vụ an toàn cấp điện đồng thời cho dịch vụ an toàn của nhiều tòa nhà thì sự cố trong các dịch vụ an toàn của một tòa nhà không được làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của nguồn đó.

Theo quy định trên, nguồn điện dùng cho dịch vụ an toàn gồm ắcqui, pin, tổ máy phát điện độc lập, lộ riêng độc lập với lộ cấp điện bình thường phải có đủ công suất, độ tin cậy, thời gian hoạt động đáp ứng cần thiết, thông số đặc trưng và thời gian chuyển đổi thích hợp theo quy định.

Trong nhà ở và nhà công cộng, mạch điện dùng cho dịch vụ an toàn phải đáp ứng các yêu cầu gì?

Cụ thể về yêu cầu đối với mạch điện dùng cho dịch vụ an toàn trong nhà ở và nhà công cộng được quy định tại Mục 2.3.8 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12:2014/BXD như sau:

Yêu cầu đối với mạch điện dùng cho dịch vụ an toàn
2.3.8.1 Mạch điện của dịch vụ an toàn phải độc lập với các mạch khác.
2.3.8.2 Khi thiết bị được cấp điện từ hai nguồn khác nhau thì sự cố xuất hiện trong mạch của nguồn này không được gây ảnh hưởng xấu đến bảo vệ chống điện giật hoặc hoạt động đúng của nguồn kia. Thiết bị có dây PE thì dây PE này phải được nối với dây PE của cả hai mạch.
2.3.8.3 Trường hợp cắt quá tải làm mất nguồn cấp điện có thể gây ra mối nguy hiểm lớn hơn thì thiết bị bảo vệ chống quá tải không được tự động cắt nguồn điện mà phải có biện pháp theo dõi sự xuất hiện của quá tải để khắc phục.
2.3.8.4 Bảo vệ chống ngắn mạch và chống điện giật trong điều kiện bình thường và trong trường hợp sự cố phải được đảm bảo ở phương án đấu nối bất kỳ với nguồn cấp điện bình thường và nguồn dùng cho dịch vụ an toàn.
2.3.8.5 Thiết bị bảo vệ chống quá dòng phải được chọn và lắp đặt sao cho không để quá dòng trong một mạch làm ảnh hưởng đến hoạt động đúng của mạch dùng cho dịch vụ an toàn.
2.3.8.6 Tủ điện của dịch vụ an toàn phải được cách ly khỏi các thành phần của hệ thống điện bình thường và phải đảm bảo khả năng chịu cháy trong thời gian quy định.
2.3.8.7 Mạch điện của dịch vụ an toàn không được đi qua các vị trí có rủi ro cháy, trừ khi nó được làm từ vật liệu không cháy hoặc được bảo vệ thích hợp. Trong mọi trường hợp, mạch điện không được đi qua khu vực có rủi ro nổ.
2.3.8.8 Phương tiện đóng cắt và điều khiển phải được lắp thành nhóm, dễ dàng nhận biết được, đặt tại khu vực mà chỉ những người có trách nhiệm mới được phép tiếp cận.
2.3.8.9 Cáp của mạch điện dùng cho dịch vụ an toàn không phải loại chống cháy hoặc chống nhiễu phải được cách ly với các cáp của mạch khác, kể cả cáp của mạch an toàn khác bằng khoảng cách hoặc vật chắn. Phải sử dụng cáp chịu cháy phù hợp với quy định tại mục 2.1.9 để lắp đặt sao cho đảm bảo độ bền nhiệt và cơ cần thiết.
2.3.8.10 Không được lắp đặt các mạch điện dùng cho dịch vụ an toàn trong khoang thang máy hoặc các loại ống thông hơi, thông khói, trừ các cáp dùng cho thang máy cứu hộ khi xảy ra cháy hoặc thang máy có yêu cầu đặc biệt.
2.3.8.11 Đèn chiếu sáng khẩn cấp mà bình thường không hoạt động phải tự động hoạt động khi có sự cố ở mạch cấp điện bình thường trong khu vực đặt đèn. Việc chuyển đổi từ chế độ bình thường sang chế độ khẩn cấp phải được thực hiện tự động khi điện áp nguồn bình thường thấp hơn 60% điện áp danh định trong thời gian vượt quá 0,5 s và tự động trở về chế độ bình thường khi điện áp của nguồn bình thường lớn hơn 85% điện áp danh định.
2.3.8.12 Nguồn điện sử dụng cho chiếu sáng khẩn cấp phải được kiểm soát tại tủ phân phối. Quy định này không áp dụng cho pin, ắcqui tự nạp.
2.3.8.13 Trong hệ thống chiếu sáng khẩn cấp, các loại đèn phải tương thích với thời gian chuyển đổi để duy trì mức chiếu sáng quy định.
2.3.8.14 Tại vị trí đóng cắt trung tâm phải lắp đặt thiết bị giám sát và điều khiển nguồn cấp điện.
2.3.8.15 Giá trị độ rọi nhỏ nhất chiếu sáng khẩn cấp trên bề mặt lối đi và cầu thang phải đạt 0,5 lx, ở các gian phòng, các khu vực để mở phải đạt 0,2 lx.
Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nhà ở và nhà công cộng

Phạm Lan Anh

Nhà ở và nhà công cộng
Quy chuẩn kỹ thuật
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nhà ở và nhà công cộng có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nhà ở và nhà công cộng Quy chuẩn kỹ thuật
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thợ hàn hơi phải đảm bảo yêu cầu gì theo Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 17 BLĐTBXH do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành?
Pháp luật
Phương pháp lắp đặt hệ thống đường dẫn điện đối với nhà ở và nhà công cộng phải đáp ứng những yêu cầu nào?
Pháp luật
Bãi container chuyên dụng là gì? Bố trí bãi container chuyên dụng tại khu vực nào và phải đảm bảo yêu cầu gì?
Pháp luật
Hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn là gì? Nhà nước có chính sách gì về phát triển hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn?
Pháp luật
Quy chuẩn kỹ thuật là gì? Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật và ký hiệu quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam bao gồm mấy loại?
Pháp luật
Quy chuẩn quốc gia QCVN 12:2014/BXD về Hệ thống điện của nhà ở và nhà công cộng được quy định như thế nào?
Pháp luật
Phát triển hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật thông qua những chính sách nào?
Pháp luật
Quy trình kiểm tra, giám sát, bảo trì giàn giáo và thang để đảm bảo an toàn trong thi công xây dựng như thế nào?
Pháp luật
Quy định kỹ thuật về giàn giáo và thang an toàn trong thi công xây dựng: Quy định chung, quy định về sử dụng vật liệu, quy định về thiết kế, chế tạo, lắp dựng?
Pháp luật
Quản lý theo tiêu chuẩn tại các dự án hoặc nhà máy có bắt buộc áp dụng theo văn bản pháp luật Việt Nam không?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào