Trong quá trình thực hiện kiểm toán nhà nước nếu có các dấu hiệu cho rằng một tài liệu có thể không xác thực thì xử lý ra sao?

Tôi muốn hỏi trong quá trình thực hiện kiểm toán, nếu có các dấu hiệu làm cho KTVNN tin rằng một tài liệu có thể không xác thực thì xử lý ra sao? - câu hỏi của chị Hạ (Huế)

Có bao nhiêu bước tiến hành kiểm toán trong hoạt động kiểm toán nhà nước?

Căn cứ theo Điều 15 Quy trình kèm theo Quyết định 08/2023/QĐ-KTNN quy định quy trình tiến hành kiểm toán của Kiểm toán nhà nước gồm có các bước sau:

- Lập và phê duyệt kế hoạch kiểm toán chi tiết:

+ Lập KHKT chi tiết

+ Phê duyệt KHKT chi tiết và điều chỉnh KHKT chi tiết

- Thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán

- Trong suốt quá trình thực hiện kiểm toán, trường hợp phát sinh các hành vi vi phạm sau thì thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước và các văn bản hướng dẫn có liên quan của Kiểm toán nhà nước

- Kiểm tra, soát xét lại kết quả kiểm toán

- Kiểm toán viên Nhà nước ( gọi tắt là KTVNN) tập hợp các bằng chứng kiểm toán, các phát hiện kiểm toán, tổng hợp kết quả kiểm toán, đưa ra các đánh giá, xác nhận về những nội dung đã kiểm toán; dự thảo biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán và báo cáo Tổ trưởng trước khi gửi đơn vị để giải trình làm rõ.

- Trường hợp nếu phát hiện các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, có dấu hiệu của tội phạm, vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân đã được phát hiện thông qua hoạt động kiểm toán thì thực hiện theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Kiểm toán nhà nước và các quy định khác của Kiểm toán nhà nước.

- Ghi chép tài liệu, hồ sơ kiểm toán

- Kiểm tra, soát xét các phần việc kiểm toán do KTVNN thực hiện

- KTVNN ký biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán.

Trong quá trình thực hiện kiểm toán nhà nước nếu có các dấu hiệu cho rằng một tài liệu có thể không xác thực thì xử lý ra sao?

Trong quá trình thực hiện kiểm toán nhà nước nếu có các dấu hiệu cho rằng một tài liệu có thể không xác thực thì xử lý ra sao?

Trong quá trình thực hiện kiểm toán nhà nước, nếu có các dấu hiệu làm cho KTVNN tin rằng một tài liệu có thể không xác thực thì xử lý ra sao?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Quy trình kèm theo Quyết định 08/2023/QĐ-KTNN quy định như sau:

Tiến hành kiểm toán
...
2. Thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán
a) KTVNN thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán
- Căn cứ KHKT chi tiết đã được duyệt và nhiệm vụ được giao, KTVNN sử dụng các phương pháp kiểm toán và các phương pháp, thủ tục thu thập bằng chứng kiểm toán để thực hiện kiểm toán từng nội dung, khoản mục đã được phân công nhằm thu thập và đánh giá các bằng chứng kiểm toán.
- Các phương pháp, thủ tục kiểm toán nhằm thu thập bằng chứng kiểm toán thường được sử dụng là: Quan sát; kiểm tra, đối chiếu; xác minh, xác nhận từ bên ngoài; tính toán lại; điều tra; phỏng vấn; thủ tục phân tích; thực hiện lại và các phương pháp đặc thù như kiểm tra hiện trường, kiểm tra thực tế...
- KTVNN phải vận dụng kiến thức và xét đoán chuyên môn để tiến hành kiểm toán các phần việc được phân công một cách hiệu quả và tiết kiệm thời gian.
- Việc thu thập bằng chứng kiểm toán và đánh giá bằng chứng kiểm toán thu thập được thực hiện theo quy định của Kiểm toán nhà nước.
- KTVNN phải có hành vi ứng xử chuyên nghiệp thông qua xét đoán chuyên môn, thận trọng và thái độ hoài nghi nghề nghiệp trong suốt cuộc kiểm toán.
b) Trong quá trình thực hiện kiểm toán, nếu có các dấu hiệu làm cho KTVNN tin rằng một tài liệu có thể không xác thực, hoặc đã bị sửa đổi mà không được thông báo, hoặc những nội dung, số liệu phát hiện có dấu hiệu gian lận thì KTVNN phải báo cáo Tổ trưởng để trình Trưởng đoàn xem xét, quyết định (nếu thuộc thẩm quyền của Trưởng đoàn) hoặc Trưởng đoàn trình cấp trên (nếu không thuộc thẩm quyền của Trưởng đoàn) để tiến hành kiểm tra thêm bằng các thủ tục như: Xác nhận trực tiếp với bên thứ ba; kiểm tra, đối chiếu tại các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; sử dụng chuyên gia và các phương pháp hợp pháp khác để đánh giá tính xác thực của tài liệu đó; kiểm tra, xác minh tài liệu đó từ các nguồn thông tin khác.

Theo quy định trên, trong quá trình thực hiện kiểm toán, nếu có các dấu hiệu làm cho KTVNN tin rằng một tài liệu có thể không xác thực thì KTVNN phải báo cáo Tổ trưởng để trình Trưởng đoàn xem xét, quyết định (nếu thuộc thẩm quyền của Trưởng đoàn) hoặc Trưởng đoàn trình cấp trên (nếu không thuộc thẩm quyền của Trưởng đoàn) để tiến hành kiểm tra thêm bằng các thủ tục như:

- Xác nhận trực tiếp với bên thứ ba;

- Kiểm tra, đối chiếu tại các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;

- Sử dụng chuyên gia và các phương pháp hợp pháp khác để đánh giá tính xác thực của tài liệu đó;

- Kiểm tra, xác minh tài liệu đó từ các nguồn thông tin khác.

Trong quá trình thực hiện kiểm toán nhà nước, nếu có phát sinh cần thay đổi, bổ sung kế hoạch kiểm toán chi tiết thì phải xử lý như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Quy trình kèm theo Quyết định 08/2023/QĐ-KTNN quy định như sau:

Tiến hành kiểm toán
1. Lập và phê duyệt kế hoạch kiểm toán chi tiết
a) Lập KHKT chi tiết
Căn cứ KHKT tổng quát, trên cơ sở kết quả nghiên cứu thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ, các thông tin tài chính, các thông tin có liên quan đến đơn vị được kiểm toán chi tiết (kể cả thu thập thông tin bổ sung nếu cần thiết), Tổ trưởng thực hiện phân tích thông tin, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, đánh giá rủi ro, xác định trọng yếu kiểm toán, thời gian kiểm toán đối với từng nội dung kiểm toán, nhân sự của Tổ kiểm toán để xây dựng KHKT chi tiết theo các quy định và hướng dẫn của Kiểm toán nhà nước.
b) Phê duyệt KHKT chi tiết và điều chỉnh KHKT chi tiết
- Sau khi nhận được KHKT chi tiết do Tổ trưởng trình, Trưởng đoàn căn cứ vào KHKT tổng quát, các thông tin thu thập được về đơn vị được kiểm toán... để kiểm tra, xem xét, phê duyệt; trường hợp KHKT chi tiết còn tồn tại, hạn chế thì yêu cầu Tổ trưởng bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện trước khi phê duyệt.
- Trong quá trình thực hiện kiểm toán, nếu có phát sinh cần thay đổi, bổ sung KHKT chi tiết: Tổ trưởng phải có tờ trình Trưởng đoàn nêu rõ lý do thay đổi, bổ sung để Trưởng đoàn xem xét, phê duyệt (nếu thuộc thẩm quyền phân cấp của Trưởng đoàn) hoặc báo cáo, xin ý kiến của cấp có thẩm quyền phê duyệt (nếu thuộc thẩm quyền phân cấp của cấp trên) và chỉ được thực hiện khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Theo như quy định trên, trường hợp trong quá trình thực hiện kiểm toán, nếu có phát sinh cần thay đổi, bổ sung KHKT chi tiết thì phải thực hiện công việc sau:

- Tổ trưởng phải có tờ trình Trưởng đoàn nêu rõ lý do thay đổi, bổ sung để Trưởng đoàn xem xét, phê duyệt (nếu thuộc thẩm quyền phân cấp của Trưởng đoàn)

- Hoặc báo cáo, xin ý kiến của cấp có thẩm quyền phê duyệt (nếu thuộc thẩm quyền phân cấp của cấp trên)

Lưu ý: Chỉ được thực hiện khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Quyết định 08/2023/QĐ-KTNN sẽ có hiệu lực từ ngày 13/7/2023

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kiểm toán Nhà nước

Nguyễn Hạnh Phương Trâm

Kiểm toán Nhà nước
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kiểm toán Nhà nước có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kiểm toán Nhà nước
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng viên chức Kiểm toán nhà nước mới nhất? Tiêu chí xếp loại chất lượng viên chức ở mức hoàn thành nhiệm vụ?
Pháp luật
Mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức Kiểm toán nhà nước mới nhất? Thời điểm đánh giá xếp loại chất lượng?
Pháp luật
03 Nguyên tắc khai thác, sử dụng phần mềm Họp không giấy? Những hành vi nào bị cấm trong hoạt động quản lý, khai thác và sử dụng Phần mềm?
Pháp luật
Phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước là gì? Thời gian xác nhận tham dự cuộc họp được quy định như thế nào?
Pháp luật
Đã có Quyết định 1659/2024 Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động Kiểm toán Nhà nước? Toàn văn Quyết định 1659/QĐ-KTNN?
Pháp luật
Các tổ chức nào có thể trở thành cộng tác viên Kiểm toán nhà nước? Cộng tác viên giúp Kiểm toán nhà nước thực hiện tư vấn về các vấn đề gì?
Pháp luật
Phòng Quản trị thuộc Văn phòng Kiểm toán nhà nước có những nhiệm vụ gì trong công tác quản lý cơ sở vật chất của Kiểm toán nhà nước?
Pháp luật
Thời gian tiếp nhận thông tin thông qua đường dây nóng của Kiểm toán nhà nước? Nguyên tắc quản lý, sử dụng đường dây nóng?
Pháp luật
Xử lý thế nào khi thông tin tiếp nhận thông qua đường dây nóng không thuộc thẩm quyền giải quyết của Kiểm toán nhà nước?
Pháp luật
Tiếp nhận và xử lý thông tin qua đường dây nóng của Kiểm toán nhà nước được thực hiện theo chế độ nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào