Trong Quân đội nhân dân Việt Nam, Thượng tá thường được bổ nhiệm giữ các chức vụ nào của sĩ quan?
Trong Quân đội nhân dân Việt Nam, Thượng tá thường được bổ nhiệm giữ các chức vụ nào của sĩ quan?
Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan quân đội được quy định tại điểm e khoản 1 Điều 15 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008 và được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014) như sau:
Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan
1. Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan được quy định như sau:
...
e) Thượng tá:
Trung đoàn trưởng, Chính ủy Trung đoàn; Chỉ huy trưởng, Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự cấp huyện;
...
Căn cứ theo quy định nêu trên thì trong Quân đội nhân dân Việt Nam, Thượng tá thường được bổ nhiệm giữ các chức vụ cơ bản sau đây của sĩ quan:
- Trung đoàn trưởng, Chính ủy Trung đoàn;
- Chỉ huy trưởng, Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự cấp huyện;
Trong Quân đội nhân dân Việt Nam, Thượng tá thường được bổ nhiệm giữ các chức vụ nào của sĩ quan? (Hình từ Internet)
Hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất của Thượng tá Quân đội nhân dân Việt Nam là đến năm bao nhiêu?
Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008 và được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014) như sau:
Tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan
1. Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm:
Cấp Úy: nam 46, nữ 46;
Thiếu tá: nam 48, nữ 48;
Trung tá: nam 51, nữ 51;
Thượng tá: nam 54, nữ 54;
Đại tá: nam 57, nữ 55;
Cấp Tướng: nam 60, nữ 55.
2. Khi quân đội có nhu cầu, sĩ quan có đủ phẩm chất về chính trị, đạo đức, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe tốt và tự nguyện thì có thể được kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ quy định tại khoản 1 Điều này không quá 5 năm; trường hợp đặc biệt có thể kéo dài hơn.
3. Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan giữ chức vụ chỉ huy, quản lý đơn vị quy định tại các điểm đ, e, g, h, i, k và l khoản 1 Điều 11 của Luật này do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định nhưng không vượt quá hạn tuổi cao nhất của sĩ quan quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất của Thượng tá Quân đội nhân dân Việt Nam đều là 54 tuổi đối với nam và nữ.
Lưu ý:
+ Khi quân đội có nhu cầu, sĩ quan có đủ phẩm chất về chính trị, đạo đức, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe tốt và tự nguyện thì có thể được kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ quy định tại khoản 1 Điều này không quá 5 năm; trường hợp đặc biệt có thể kéo dài hơn.
+ Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan giữ chức vụ chỉ huy, quản lý đơn vị quy định tại các điểm đ, e, g, h, i, k và l khoản 1 Điều 11 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008 và được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014) do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định nhưng không vượt quá hạn tuổi cao nhất của sĩ quan quy định tại khoản 1 Điều này.
Thượng tá Quân đội nhân dân Việt Nam thôi phục vụ tại ngũ trong các trường hợp nào?
Thượng tá Quân đội nhân dân Việt Nam thôi phục vụ tại ngũ trong các trường hợp căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 (được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008) như sau:
Sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ
1. Sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ trong các trường hợp sau đây:
a. Đủ điều kiện nghỉ hưu;
b. Hết tuổi phục vụ tại ngũ quy định tại Điều 13 của Luật này;
c. Do thay đổi tổ chức, biên chế mà không còn nhu cầu bố trí sĩ quan quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng;
d. Không còn đủ tiêu chuẩn quy định đối với sĩ quan tại ngũ.
2. Sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ theo một trong các hình thức sau đây:
a. Nghỉ hưu;
b. Chuyển ngành;
c. Phục viên;
d. Nghỉ theo chế độ bệnh binh.
3. Khi thôi phục vụ tại ngũ, nếu đủ tiêu chuẩn và chưa hết hạn tuổi phục vụ của sĩ quan dự bị quy định tại Điều 38 của Luật này thì chuyển sang ngạch sĩ quan dự bị.
Theo đó, Thượng tá Quân đội nhân dân Việt Nam thôi phục vụ tại ngũ trong các trường hợp sau đây:
- Đủ điều kiện nghỉ hưu;
- Hết tuổi phục vụ tại ngũ quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008 và được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014);
- Do thay đổi tổ chức, biên chế mà không còn nhu cầu bố trí sĩ quan quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng;
- Không còn đủ tiêu chuẩn quy định đối với sĩ quan tại ngũ.
Huỳnh Lê Bình Nhi
- Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008
- Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999
- Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014
- Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008
- Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014
- Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008
- Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999
- Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014
- Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quân đội Nhân dân Việt Nam có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?
- Người làm chứng trong tố tụng dân sự là ai? Người làm chứng được từ chối khai báo lời khai không?
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư phải được công bố công khai ở đâu?