Trong quản lý sử dụng đất dành cho đường sắt có cần phải cập nhật, bổ sung những biến động về quy hoạch, kế hoạch hay không?
- Cơ quan, tổ chức được giao quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt có được một mình thực hiện việc xác định ranh giới đất dành cho đường sắt?
- Trong quản lý sử dụng đất dành cho đường sắt có cần phải cập nhật, bổ sung những biến động về quy hoạch, kế hoạch hay không?
- Trong phạm vi đất dành cho đường sắt có việc xây dựng công trình kiến trúc có bị cấm không?
Cơ quan, tổ chức được giao quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt có được một mình thực hiện việc xác định ranh giới đất dành cho đường sắt?
Cơ quan, tổ chức được giao quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt có được một mình thực hiện việc xác định ranh giới đất dành cho đường sắt được quy định tại Điều 23 Nghị định 56/2018/NĐ-CP như sau:
Xác định ranh giới đất dành cho đường sắt
1. Đất trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt phải được xác định cụ thể ranh giới theo tọa độ và được cập nhật, thống nhất với hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai của địa phương nơi có đường sắt đi qua.
2. Cơ quan, tổ chức được giao quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp xác định ranh giới đất dành cho đường sắt.
3. Việc lập, trình phê duyệt, tổ chức cắm và quản lý mốc giới đất dành cho đường sắt thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
4. Việc xác định mốc giới đất dành cho đường sắt tại thực địa thực hiện phù hợp với khả năng bố trí ngân sách nhà nước và theo thứ tự ưu tiên sau:
a) Khu vực đô thị;
b) Khu vực dân cư;
c) Khu vực còn lại.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì cơ quan, tổ chức được giao quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp xác định ranh giới đất dành cho đường sắt.
Trong quản lý sử dụng đất dành cho đường sắt có cần phải cập nhật, bổ sung những biến động về quy hoạch, kế hoạch hay không? (Hình từ internet)
Hồ sơ mốc giới đất dành cho đường sắt được thực hiện dựa theo quy định của luật nào?
Hồ sơ mốc giới đất dành cho đường sắt được quy định tại Điều 24 Nghị định 56/2018/NĐ-CP như sau:
Hồ sơ quản lý đất dành cho đường sắt
Hồ sơ quản lý đất dành cho đường sắt gồm:
1. Hồ sơ quy hoạch tuyến, ga đường sắt theo quy định được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Hồ sơ địa chính quản lý đất đai của địa phương nơi có đường sắt đi qua theo quy định tại khoản 1 Điều 23 của Nghị định này.
3. Hồ sơ mốc giới đất dành cho đường sắt được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về đất đai.
4. Hồ sơ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong khu vực đất dành cho đường sắt; quyết định giao đất thực hiện xây dựng công trình đường sắt của cấp có thẩm quyền đối với trường hợp xây dựng mới công trình đường sắt.
5. Các hồ sơ khác theo quy định của pháp luật về đất đai.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì hồ sơ mốc giới đất dành cho đường sắt được cấp có thẩm quyền phê duyệt dựa theo quy định của pháp luật về đất đai.
Trong quản lý sử dụng đất dành cho đường sắt có cần phải cập nhật, bổ sung những biến động về quy hoạch, kế hoạch hay không?
Trong quản lý sử dụng đất dành cho đường sắt có cần phải cập nhật, bổ sung những biến động về quy hoạch, kế hoạch được quy định tại Điều 25 Nghị định 56/2018/NĐ-CP như sau:
Nội dung quản lý đất dành cho đường sắt
1. Quản lý việc sử dụng đất dành cho đường sắt.
2. Lập, quản lý, lưu trữ hồ sơ quản lý đất dành cho đường sắt theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về lưu trữ.
3. Cập nhật, bổ sung những biến động về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất dành cho đường sắt.
4. Thực hiện các nội dung khác theo quy định của pháp luật về đất đai.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì việc cập nhật, bổ sung những biến động về quy hoạch, kế hoạch là một trong những nội dung quản lý đất dành cho đường sắt.
Trong phạm vi đất dành cho đường sắt có việc xây dựng công trình kiến trúc có bị cấm không?
Hoạt động, sử dụng đất trong phạm vi đất dành cho đường sắt được quy định tại Điều 27 Nghị định 56/2018/NĐ-CP như sau:
Hoạt động, sử dụng đất trong phạm vi đất dành cho đường sắt
...
3. Trong khu vực ga, nhà ga đường sắt, việc lắp đặt biển quảng cáo thương mại, biển tuyên truyền an toàn giao thông phải tuân thủ quy định của pháp luật về quảng cáo và không làm ảnh hưởng đến an toàn công trình đường sắt, an toàn chạy tàu.
4. Không được sử dụng đất trong phạm vi đất dành cho đường sắt trong các trường hợp sau:
a) Xây dựng các công trình kiến trúc, trồng cây che khuất tầm nhìn của người tham gia giao thông trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt;
b) Xây dựng các công trình không liên quan đến công trình hầm đường sắt trong khu vực đô thị trong vùng không được xây dựng công trình khác quy định tại điểm a khoản 2 Điều 11 của Nghị định này.
Theo quy định của pháp luật thì không được sử dụng đất trong phạm vi đất dành cho đường sắt cho việc xây dựng công trình kiến trúc làm che khuất tầm nhìn của người tham gia giao thông trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt.
Như vậy, nếu công trình kiến trúc đảm bảo quy định về an toàn giao thông thì vẫn có thể xây dựng.
Trần Xuân Hùng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kết cấu hạ tầng đường sắt có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trung cấp lý luận chính trị là gì? Đối tượng nào được đào tạo Trung cấp lý luận chính trị theo quy định?
- Quy trình tổ chức sát hạch giấy phép lái xe quân sự từ ngày 1/1/2025 được thực hiện theo Thông tư 68 như thế nào?
- Tổng biên chế của hệ thống chính trị được quyết định theo nhiệm kỳ nào? Nội dung quản lý biên chế?
- Mẫu số 3A lập báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu qua mạng là mẫu nào? Báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu gồm những gì?
- Phương pháp sát hạch giấy phép lái xe quân sự từ 1/1/2025 theo Thông tư 68 mới nhất như thế nào?