Trọng tâm kiểm toán của cuộc kiểm toán Chương trình mục tiêu Quốc gia thường tập trung vào các vấn đề gì?
Trọng tâm kiểm toán của cuộc kiểm toán Chương trình mục tiêu Quốc gia thường tập trung vào các vấn đề gì?
Căn cứ theo Điều 9 Quy trình kiểm toán Chương trình mục tiêu Quốc gia Ban hành kèm theo Quyết định 01/2013/QĐ-KTNN quy định về trọng tâm kiểm toán như sau:
Trọng tâm kiểm toán
1. Xác định trọng tâm kiểm toán làm cơ sở đánh giá các sai phạm hoặc thiếu sót phát hiện được trong quá trình thực hiện kiểm toán.
2. Trọng tâm kiểm toán thường tập trung vào các vấn đề sau:
a) Xác định nhu cầu đầu tư, sự phù hợp về quy mô, phạm vi, đối tượng thụ hưởng từ Chương trình;
b) Kết quả thực hiện các mục tiêu của Chương trình; Hiệu quả của những nội dung đã thực hiện;
c) Công tác quản lý, chỉ đạo điều hành thực hiện chương trình;
d) Các vấn đề gây tác động lớn tới chính sách xã hội, môi trường, nền kinh tế;
đ) Các vấn đề dư luận đang quan tâm đến Chương trình;
e) Các dự án thành phần của Chương trình có các nội dung đầu tư, hạng mục công trình, công trình có giá trị lớn;
g) Việc chấp hành luật pháp, các quy định, chế độ trong việc quản lý thực hiện Chương trình;
h) Việc phân bổ kế hoạch vốn và quyết toán dự án, chương trình; việc sử dụng nguồn vốn của chương trình có đảm bảo đúng nội dung, mục tiêu, có đảm bảo đúng đối tượng;
i) Các vấn đề khác (nếu có).
Theo quy định trên, xác định trọng tâm kiểm toán làm cơ sở đánh giá các sai phạm hoặc thiếu sót phát hiện được trong quá trình thực hiện kiểm toán.
Trọng tâm kiểm toán của cuộc kiểm toán Chương trình mục tiêu Quốc gia thường tập trung vào các vấn đề sau:
- Xác định nhu cầu đầu tư, sự phù hợp về quy mô, phạm vi, đối tượng thụ hưởng từ Chương trình;
- Kết quả thực hiện các mục tiêu của Chương trình; Hiệu quả của những nội dung đã thực hiện;
- Công tác quản lý, chỉ đạo điều hành thực hiện chương trình;
- Các vấn đề gây tác động lớn tới chính sách xã hội, môi trường, nền kinh tế;
- Các vấn đề dư luận đang quan tâm đến Chương trình;
- Các dự án thành phần của Chương trình có các nội dung đầu tư, hạng mục công trình, công trình có giá trị lớn;
- Việc chấp hành luật pháp, các quy định, chế độ trong việc quản lý thực hiện Chương trình;
- Việc phân bổ kế hoạch vốn và quyết toán dự án, chương trình; việc sử dụng nguồn vốn của chương trình có đảm bảo đúng nội dung, mục tiêu, có đảm bảo đúng đối tượng;
- Các vấn đề khác (nếu có).
Cuộc kiểm toán Chương trình mục tiêu Quốc gia (Hình từ Internet)
Vấn đề chủ yếu tồn tại rủi ro tiềm tàng cao của Chương trình mục tiêu quốc gia gồm những gì?
Theo khoản 1 Điều 10 Quy trình kiểm toán Chương trình mục tiêu Quốc gia Ban hành kèm theo Quyết định 01/2013/QĐ-KTNN quy định về rủi ro kiểm toán như sau:
Rủi ro kiểm toán
1. Rủi ro tiềm tàng
a) Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích và đánh giá các hoạt động chủ yếu; thu thập thông tin về các mối quan hệ của Chương trình mục tiêu để đánh giá rủi ro tiềm tàng, làm cơ sở xác định quy mô mẫu kiểm toán, xác định phương pháp và thời gian khi lập kế hoạch kiểm toán;
b) Những vấn đề chủ yếu tồn tại rủi ro tiềm tàng cao của Chương trình mục tiêu quốc gia gồm: Địa bàn thực hiện rộng do nhiều cơ quan, địa phương quản lý thực hiện; Phong tục tập quán và đặc điểm an ninh, chính trị và kinh tế xã hội các vùng miền khác nhau; Chương trình có nhiều loại hình dự án, mức độ phức tạp cao...; Chương trình liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, chính sách của người dân, tác động lớn đến kinh tế, xã hội; Cơ chế, chính sách quản lý, điều hành chương trình đa dạng, phức tạp.
...
Theo đó, trên cơ sở nghiên cứu, phân tích và đánh giá các hoạt động chủ yếu; thu thập thông tin về các mối quan hệ của Chương trình mục tiêu để đánh giá rủi ro tiềm tàng, làm cơ sở xác định quy mô mẫu kiểm toán, xác định phương pháp và thời gian khi lập kế hoạch kiểm toán;
Những vấn đề chủ yếu tồn tại rủi ro tiềm tàng cao của Chương trình mục tiêu quốc gia gồm:
- Địa bàn thực hiện rộng do nhiều cơ quan, địa phương quản lý thực hiện;
- Phong tục tập quán và đặc điểm an ninh, chính trị và kinh tế xã hội các vùng miền khác nhau;
- Chương trình có nhiều loại hình dự án, mức độ phức tạp cao...;
- Chương trình liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, chính sách của người dân, tác động lớn đến kinh tế, xã hội;
- Cơ chế, chính sách quản lý, điều hành chương trình đa dạng, phức tạp.
Để xác định rủi ro kiểm soát của cuộc kiểm toán Chương trình mục tiêu quốc gia căn cứ vào đâu?
Theo khoản 2 Điều 10 Quy trình kiểm toán Chương trình mục tiêu Quốc gia Ban hành kèm theo Quyết định 01/2013/QĐ-KTNN quy định như sau:
Rủi ro kiểm toán
...
2. Rủi ro kiểm soát
a) Dựa trên cơ sở khảo sát đánh giá Hệ thống kiểm soát nội bộ đã đề cập ở Mục 2 của Chương này để xác định rủi ro kiểm soát;
b) Những vấn đề tồn tại rủi ro kiểm soát ở mức độ cao trong trường hợp: Hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ không đầy đủ; Hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ không hiệu quả;
3. Đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát
Trên cơ sở kết quả phân tích về hệ thống kiểm soát nội bộ và các thông tin về Chương trình mục tiêu quốc gia, đánh giá về rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát theo các mức độ: cao, trung bình, thấp.
4. Rủi ro phát hiện
Dựa vào kết quả đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát để dự kiến nội dung, phạm vi thử nghiệm để giảm mức độ rủi ro phát hiện và rủi ro kiểm toán xuống mức thấp.
Như vậy, dựa trên cơ sở khảo sát đánh giá Hệ thống kiểm soát nội bộ đã đề cập tại Điều 8 Quy trình kiểm toán Chương trình mục tiêu Quốc gia Ban hành kèm theo Quyết định 01/2013/QĐ-KTNN để xác định rủi ro kiểm soát;
Những vấn đề tồn tại rủi ro kiểm soát ở mức độ cao trong trường hợp: Hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ không đầy đủ; Hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ không hiệu quả.
Trên cơ sở kết quả phân tích về hệ thống kiểm soát nội bộ và các thông tin về Chương trình mục tiêu quốc gia, đánh giá về rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát theo các mức độ: cao, trung bình, thấp.
Dựa vào kết quả đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát để dự kiến nội dung, phạm vi thử nghiệm để giảm mức độ rủi ro phát hiện và rủi ro kiểm toán xuống mức thấp.
Mai Hoàng Trúc Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chương trình mục tiêu quốc gia có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?