Trong thi hành án dân sự, quyền đề nghị trưng cầu giám định của người khiếu nại được quy định như thế nào?
Người có trách nhiệm xác minh nội dung khiếu nại có quyền trưng cầu giám định không?
Căn cứ Điều 11 Thông tư 13/2021/TT-BTP quy định về xác minh nội dung khiếu nại, tổ chức đối thoại như sau:
Xác minh nội dung khiếu nại, tổ chức đối thoại
Trường hợp cần xác minh, đối thoại trực tiếp tại địa phương hoặc tại các cơ quan, tổ chức có liên quan để giải quyết khiếu nại thì người giải quyết khiếu nại ra quyết định thành lập đoàn xác minh; Đoàn xác minh có trách nhiệm xây dựng kế hoạch làm việc, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên để xác minh, đối thoại.
Việc xác minh, đối thoại phải được lập thành biên bản, ghi rõ thời gian, địa điểm, thành phần và nội dung làm việc. Biên bản làm việc có chữ ký của đại diện các bên tham gia việc xác minh, đối thoại.
Quá trình xác minh, đối thoại, nếu trực tiếp tiếp nhận thông tin, tài liệu, bằng chứng phục vụ cho quá trình giải quyết khiếu nại thì phải lập biên bản giao nhận, trong đó ghi rõ tình trạng của các loại chứng cứ, tài liệu.
Kết thúc việc xác minh, đối thoại, Đoàn xác minh báo cáo kết quả xác minh khiếu nại bằng văn bản với người giải quyết khiếu nại.
Căn cứ khoản 3 Điều 29 Luật Khiếu nại 2011 quy định về xác minh nội dung khiếu nại như sau:
Xác minh nội dung khiếu nại
...
3. Người có trách nhiệm xác minh có các quyền, nghĩa vụ sau đây:
a) Yêu cầu người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu và chứng cứ về nội dung khiếu nại;
b) Yêu cầu người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan giải trình bằng văn bản về nội dung liên quan khiếu nại;
c) Triệu tập người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
d) Trưng cầu giám định;
..
Theo đó, trong trường hợp cần xác minh, đối thoại trực tiếp tại địa phương hoặc tại các cơ quan, tổ chức có liên quan để giải quyết khiếu nại thì người giải quyết khiếu nại ra quyết định thành lập đoàn xác minh.
Đoàn xác minh có trách nhiệm xây dựng kế hoạch làm việc, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên để xác minh, đối thoại. Người có trách nhiệm xác minh có các quyền trưng cầu giám định.
Trưng cầu giám định (Hình từ Internet)
Trong thi hành án dân sự, quyền đề nghị trưng cầu giám định của người khiếu nại được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 12 Thông tư 13/2021/TT-BTP quy định về tổ chức họp, trao đổi ý kiến với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, trưng cầu giám định hoặc áp dụng các biện pháp cần thiết khác như sau:
Tổ chức họp, trao đổi ý kiến với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, trưng cầu giám định hoặc áp dụng các biện pháp cần thiết khác
1. Trường hợp vụ việc có tính chất phức tạp, vướng mắc về pháp luật, quan điểm giải quyết, người giải quyết khiếu nại có thể tổ chức họp, trao đổi ý kiến với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; xin hướng dẫn nghiệp vụ của cấp trên trực tiếp; trưng cầu giám định hoặc thực hiện các biện pháp cần thiết khác.
2. Người giải quyết khiếu nại quyết định việc trưng cầu giám định khi thấy cần thiết hoặc khi có đề nghị của người khiếu nại, người bị khiếu nại và cơ quan, tổ chức có liên quan.
Theo đó, người khiếu nại trong thi hành án dân sự có quyền đề nghị người giải quyết khiếu nại trưng cầu giám định. Nếu người giải quyết khiếu nại nhận thấy việc trưng cầu giám định là cần thiết thì sẽ ra quyết định trưng cầu giám định.
Việc ra quyết định giải quyết khiếu nại trong thi hành án dân sự được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 13 Thông tư 13/2021/TT-BTP quy định về ra quyết định giải quyết khiếu nại như sau:
Ra quyết định giải quyết khiếu nại
1. Sau khi nhận được kết quả xác minh, đối thoại hoặc kết quả trưng cầu giám định (nếu có), người giải quyết khiếu nại phải ra quyết định giải quyết khiếu nại trong thời hạn quy định tại Điều 146 Luật Thi hành án dân sự.
2. Trường hợp ở vùng sâu, vùng xa, đường sá xa xôi, đi lại khó khăn, vụ việc có tính chất phức tạp cần xác minh, thẩm tra, đối thoại, trưng cầu giám định, tổ chức họp, trao đổi ý kiến với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc tiến hành các biện pháp cần thiết khác theo quy định của pháp luật thì thời hạn có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại.
...
Căn cứ Điều 146 Luật Thi hành án dân sự 2008, được bổ sung bởi khoản 41 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014 quy định về thời hạn giải quyết khiếu nại như sau:
Thời hạn giải quyết khiếu nại
1. Đối với quyết định, hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều 140 của Luật này thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu là 15 ngày, lần hai là 30 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn khiếu nại.
2. Đối với quyết định, hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều 140 của Luật này thì thời hạn giải quyết khiếu nại là 05 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý đơn khiếu nại.
3. Đối với quyết định, hành vi quy định tại điểm c khoản 2 Điều 140 của Luật này thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu là 30 ngày, lần hai là 45 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn khiếu nại.
...
Theo đó, sau khi nhận được kết quả xác minh, đối thoại hoặc kết quả trưng cầu giám định (nếu có), người giải quyết khiếu nại phải ra quyết định giải quyết khiếu nại trong thời hạn quy định tại Điều 146 nêu trên.
Nếu thuộc trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 13 nêu trên thì thời hạn có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại.
Trần Thị Tuyết Vân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thi hành án dân sự có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ hàng hóa xuất nhập khẩu là người khai hải quan đúng không? Gian lận thuế là hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan?
- Việc bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động có được phép thực hiện trong ca làm việc không?
- Mẫu ý kiến nhận xét đảng viên dự bị của tổ chức đoàn thể nơi làm việc? Hướng dẫn ưu và khuyết điểm nhận xét đảng viên dự bị?
- Tổng hợp Nghị quyết sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 mới nhất?
- Mẫu lời cảm ơn các cựu chiến binh Việt Nam 6 12 hay, ý nghĩa? Ngày này là ngày lễ lớn đúng không?