Trong thi tuyển phương án kiến trúc, hình thức thi tuyển hạn chế phải đảm bảo phải có bao nhiêu tổ chức, cá nhân tham gia?

Tôi có thắc mắc như sau: Trong thi tuyển phương án kiến trúc, hình thức thi tuyển hạn chế phải đảm bảo phải có bao nhiêu tổ chức, cá nhân tham gia? Mong được giải đáp. Xin cảm ơn. Câu hỏi của chị N (Ninh Thuận).

Việc tổ chức cuộc thi thi tuyển phương án kiến trúc nhằm mục đích gì?

Việc tổ chức cuộc thi thi tuyển phương án kiến trúc nhằm mục đích được quy định tại Điều 17 Luật Kiến trúc 2019 như sau:

Thi tuyển phương án kiến trúc
1. Thi tuyển phương án kiến trúc là việc tổ chức cuộc thi để chọn phương án kiến trúc tối ưu, đáp ứng yêu cầu về quy hoạch, kiến trúc, văn hóa, hiệu quả kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.
2. Công trình phải thi tuyển phương án kiến trúc bao gồm:
a) Công trình công cộng có quy mô cấp đặc biệt, cấp I;
b) Nhà ga đường sắt trung tâm cấp tỉnh, nhà ga hàng không dân dụng; cầu trong đô thị từ cấp II trở lên, ga đường sắt nội đô từ cấp II trở lên; công trình tượng đài, công trình là biểu tượng về truyền thống, văn hóa và lịch sử của địa phương; công trình quan trọng, điểm nhấn trong đô thị và trên các tuyến đường chính được xác định trong đồ án quy hoạch, thiết kế đô thị, quy chế quản lý kiến trúc được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Việc tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc được đề xuất trong chủ trương đầu tư hoặc báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.
4. Người có thẩm quyền quyết định đầu tư quyết định hình thức thi tuyển phương án kiến trúc, quyết định thành lập Hội đồng thi tuyển phương án kiến trúc.
5. Chi phí thi tuyển phương án kiến trúc được tính trong tổng mức đầu tư của dự án.
6. Trên cơ sở phương án kiến trúc trúng tuyển, tổ chức, cá nhân có phương án kiến trúc trúng tuyển được thực hiện các bước tiếp theo của dự án khi đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật về đấu thầu.
7. Thông tin về thi tuyển, hội đồng thi tuyển phương án kiến trúc và kết quả của cuộc thi phải được chủ đầu tư công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
8. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì việc tổ chức cuộc thi thi tuyển phương án kiến trúc nhằm mục đích lựa chọn ra những phương án kiến trúc tối ưu, đáp ứng được những yêu cầu về quy hoạch, kiến trúc, văn hóa, hiệu quả kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.

Hình thức thi tuyển hạn chế trong thi tuyển phương án kiến trúc thì phải đảm bảo phải có bao nhiêu tổ chức, cá nhân tham gia?

Hình thức thi tuyển hạn chế trong thi tuyển phương án kiến trúc thì phải đảm bảo phải có bao nhiêu tổ chức, cá nhân tham gia? (Hình từ internet)

Trong thi tuyển phương án kiến trúc, hình thức thi tuyển hạn chế phải đảm bảo phải có bao nhiêu tổ chức, cá nhân tham gia?

Số lượng tổ chức, cá nhân tham gia đối với hình thức thi tuyển hạn chế trong thi tuyển phương án kiến trúc được quy định tại Điều 16 Nghị định 85/2020/NĐ-CP như sau:

Hình thức thi tuyển
1. Thi tuyển rộng rãi là hình thức tổ chức cuộc thi không hạn chế số lượng tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài (nếu cần thiết) tham gia thi tuyển.
2. Thi tuyển hạn chế là hình thức tổ chức cuộc thi được áp dụng trong trường hợp chỉ có một số tổ chức, cá nhân tham gia thi tuyển (nhưng không dưới 03 tổ chức, cá nhân) đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật hoặc tính đặc thù của công trình thi tuyển phương án kiến trúc.

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì đối với hình thức thi tuyển hạn chế trong thi tuyển phương án kiến trúc thì phải đảm bảo không dưới 03 tổ chức, cá nhân tham gia đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật hoặc tính đặc thù của công trình thi tuyển phương án kiến trúc

Thông tin thi tuyển phương án kiến trúc phải được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước về kiến trúc trong thời gian tối thiểu bao nhiêu ngày?

Thời gian để đăng tải thông tin thi tuyển phương án kiến trúc trên cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước về kiến trúc được quy định tại Điều 17 Nghị định 85/2020/NĐ-CP như sau:

Yêu cầu đối với việc tổ chức thi tuyển
1. Có nhiệm vụ thiết kế phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị, quy chế quản lý kiến trúc được cấp có thẩm quyền phê duyệt, ban hành.
2. Thành lập Hội đồng thi tuyển phương án kiến trúc.
3. Người quyết định đầu tư, chủ đầu tư hoặc cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ tổ chức thi tuyển (gọi tắt là đơn vị tổ chức cuộc thi) thành lập Tổ kỹ thuật để giúp việc Hội đồng thi tuyển phương án kiến trúc.
4. Thông tin về thi tuyển, hội đồng thi tuyển phương án kiến trúc và kết quả của cuộc thi phải được đơn vị tổ chức cuộc thi đăng tải công khai trên một hoặc nhiều phương tiện thông tin đại chúng hoặc cổng, trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước về kiến trúc ở trung ương và địa phương nơi tổ chức thi tuyển trong thời gian tối thiểu 30 ngày.

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì thông tin về thi tuyển phương án kiến trúc phải được đăng tải công khai trên cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước về kiến trúc ở địa phương nơi tổ chức thi tuyển trong thời gian tối thiểu là 30 ngày.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thi tuyển phương án kiến trúc

Trần Xuân Hùng

Thi tuyển phương án kiến trúc
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thi tuyển phương án kiến trúc có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào