Trong thời gian thỏa ước lao động tập thể còn hiệu lực nhưng đổi người sở hữu doanh nghiệp thì lúc này thỏa ước lao động tập thể có được ký kết lại không?

Cho tôi hỏi thỏa ước lao động tập thể có khuyến khích lợi ích hơn cho người lao động không? Nếu mức lương của người lao động ký hợp đồng thấp hơn so với mà thỏa ước lao động tập thể vừa mới được thông qua thì người lao động có được tăng lương không? Câu hỏi của bạn L.V.T (Long An)

Thỏa ước lao động tập thể có thêm các quy định có lợi hơn cho người lao động được không?

Căn cứ theo Điều 75 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thỏa ước lao động tập thể như sau:

Thỏa ước lao động tập thể
1. Thỏa ước lao động tập thể là thỏa thuận đạt được thông qua thương lượng tập thể và được các bên ký kết bằng văn bản.
Thỏa ước lao động tập thể bao gồm thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành, thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp và các thỏa ước lao động tập thể khác.
2. Nội dung thỏa ước lao động tập thể không được trái với quy định của pháp luật; khuyến khích có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật.

Theo đó thỏa ước lao động tập thể được thỏa thuận thông qua tập thể và được ký kết bằng biên bản, nội dung thỏa ước lao động tập thể không được trái quy định pháp luật.

Ngoài ra khuyến khích thỏa ước lao động tập thể có thêm các điều khoản có lợi hơn cho người lao động cũng là một vấn đề ưu tiên.

thỏa ước lao động tập thể

Ký kết thỏa ước lao động tập thể (Hình từ Internet)

Nếu mức lương của người lao động ký hợp đồng thấp hơn so với mà thỏa ước lao động tập thể vừa mới được thông qua thì người lao động có được tăng lương không?

Căn cứ theo Điều 79 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể tại doanh nghiệp như sau:

Thực hiện thỏa ước lao động tập thể tại doanh nghiệp
1. Người sử dụng lao động, người lao động, bao gồm cả người lao động vào làm việc sau ngày thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực, có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ thỏa ước lao động tập thể đang có hiệu lực.
2. Trường hợp quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên trong hợp đồng lao động đã giao kết trước ngày thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực thấp hơn quy định tương ứng của thỏa ước lao động tập thể thì phải thực hiện theo thỏa ước lao động tập thể. Quy định của người sử dụng lao động chưa phù hợp với thỏa ước lao động tập thể thì phải được sửa đổi cho phù hợp; trong thời gian chưa sửa đổi thì thực hiện theo nội dung tương ứng của thỏa ước lao động tập thể.
3. Khi một bên cho rằng bên kia thực hiện không đầy đủ hoặc vi phạm thỏa ước lao động tập thể thì có quyền yêu cầu thi hành đúng thỏa ước lao động tập thể và các bên có trách nhiệm cùng xem xét giải quyết; nếu không giải quyết được, mỗi bên đều có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể theo quy định của pháp luật.

Theo đó khi thỏa ước lao động có hiệu lực thì toàn bộ nghĩa vụ phải được thực hiện đầy đủ.

Ngoài ra khi hợp đồng lao động giao kết trước khi thỏa ước lao động được ban hành có hiệu lực thấp hơn thỏa ước lao động được ban hành nên phải tuân theo thỏa ước lao động.

Vậy mức lương của người lao động ký hợp đồng thấp hơn so với mà thỏa ước lao động tập thể vừa mới được thông qua thì người lao động sẽ được tăng lương.

Trong thời gian thỏa ước lao động còn hiệu lực nhưng đổi người sở hữu doanh nghiệp thì lúc này thỏa ước lao động tập thể có được ký kết lại không?

Căn cứ theo Điều 80 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp trong trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp như sau:

Thực hiện thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp trong trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp
1. Trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp thì người sử dụng lao động kế tiếp và tổ chức đại diện người lao động có quyền thương lượng theo quy định tại Điều 68 của Bộ luật này căn cứ vào phương án sử dụng lao động để xem xét lựa chọn việc tiếp tục thực hiện, sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp cũ hoặc thương lượng để ký kết thỏa ước lao động tập thể mới.
2. Trường hợp thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp hết hiệu lực do người sử dụng lao động chấm dứt hoạt động thì quyền lợi của người lao động được giải quyết theo quy định của pháp luật

Theo đó khi đổi người sở hữu doanh nghiệp mới mà thời gian thỏa ước lao động còn hiệu lực thì các bên có thể xem xét sửa đổi bổ sung thỏa ước lao động cũ hoặc ký lại thỏa ước lao động mới.

Khi thỏa ước lao động tập thể hết hạn các bên có thời gian bao lâu để ký kết thỏa ước lao động tập thể mới?

Căn cứ Điều 83 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thỏa ước lao động tập thể hết hạn như sau:

Thỏa ước lao động tập thể hết hạn
Trong thời hạn 90 ngày trước ngày thỏa ước lao động tập thể hết hạn, các bên có thể thương lượng để kéo dài thời hạn của thỏa ước lao động tập thể hoặc ký kết thỏa ước lao động tập thể mới. Trường hợp các bên thỏa thuận kéo dài thời hạn của thỏa ước lao động tập thể thì phải lấy ý kiến theo quy định tại Điều 76 của Bộ luật này.
Khi thỏa ước lao động tập thể hết hạn mà các bên vẫn tiếp tục thương lượng thì thỏa ước lao động tập thể cũ vẫn được tiếp tục thực hiện trong thời hạn không quá 90 ngày kể từ ngày thỏa ước lao động tập thể hết hạn, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Theo đó trước khi thỏa ước lao động hết hạn các bên có 90 ngày để các bên có thể gia hạn thỏa ước lao động hoặc để ký kết thỏa ước lao động mới.

Ngoài ra khi hết thời gian trên mà việc ký kết lại thỏa ước lao động vẫn chưa được thực hiện thì thỏa ước lao động cũ vẫn sẽ có hiệu lực để các bên có thời gian hoàn thành thỏa ước lao động mới và thời gian này không được quá 90 ngày, trừ khi có các thỏa thuận khác.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thỏa ước lao động tập thể

Lê Văn Tài

Thỏa ước lao động tập thể
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thỏa ước lao động tập thể có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thỏa ước lao động tập thể
MỚI NHẤT
Pháp luật
Các bên có thể thỏa thuận về thời hạn của thỏa ước lao động tập thể không? Nếu không ký thỏa ước lao động tập thể thì doanh nghiệp có bị xử lý như thế nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp có bắt buộc đăng ký thỏa ước lao động tập thể không? Thỏa ước lao động tập thể có thời hạn bao lâu?
Pháp luật
Khi quy định của pháp luật thay đổi dẫn đến thỏa ước lao động không còn phù hợp thì thỏa ước đó có cần thay đổi không?
Pháp luật
Thỏa ước lao động tập thể có được ký kết khi tỷ lệ đồng ý có 55% không? Thời hạn gửi thỏa ước lao động đã được ký kết về cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là bao lâu?
Pháp luật
Trong thời gian thỏa ước lao động tập thể còn hiệu lực nhưng đổi người sở hữu doanh nghiệp thì lúc này thỏa ước lao động tập thể có được ký kết lại không?
Pháp luật
Điều kiện ký kết thỏa ước lao động tập thể là gì? Thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực từ thời điểm nào?
Pháp luật
Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp chỉ lấy ý kiến 50% số người lao động trong doanh nghiệp thì có được xem là hợp pháp hay không?
Pháp luật
Doanh nghiệp có thỏa ước lao động tập thể nhưng không có biên bản cuộc họp thương lượng tập thể thì có phù hợp với quy định của pháp luật không?
Pháp luật
Công ty phải gửi thỏa ước lao động tập thể đã ký kết cho cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn nào?
Pháp luật
Mẫu biên bản lấy ý kiến tổ chức đại diện người lao động về thỏa ước lao động tập thể của doanh nghiệp như thế nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào