Trong thời hạn bị đình chỉ, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được giải quyết, khắc phục thì nhà trường hoạt động giáo dục trở lại hay không?
Quy định về đình chỉ hoạt động giáo dục ra sao?
Căn cứ Điều 50 Luật Giáo dục 2019 quy định về đình chỉ hoạt động giáo dục như sau:
- Nhà trường bị đình chỉ hoạt động giáo dục trong trường hợp sau đây:
+ Có hành vi gian lận để được cho phép hoạt động giáo dục;
+ Không bảo đảm một trong các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 49 của Luật này;
+ Người cho phép hoạt động giáo dục không đúng thẩm quyền;
+ Không triển khai hoạt động giáo dục trong thời hạn quy định kể từ ngày được phép hoạt động giáo dục;
+ Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ;
+ Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
- Quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục đối với nhà trường phải xác định rõ lý do đình chỉ, thời hạn đình chỉ, biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích của nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, người học, người lao động trong nhà trường và phải công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
- Trong thời hạn bị đình chỉ, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì người có thẩm quyền quyết định đình chỉ ra quyết định cho phép nhà trường hoạt động giáo dục trở lại.
Khoản 2 Điều 49 có quy định nhà trường được phép hoạt động giáo dục khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
"a) Có đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục; địa điểm xây dựng trường bảo đảm môi trường giáo dục, an toàn cho người học, người dạy và người lao động;
b) Có chương trình giáo dục và tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định phù hợp với mỗi cấp học, trình độ đào tạo; có đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đạt tiêu chuẩn, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu để bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục;
c) Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục;
d) Có quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường."
Như vậy bạn thấy rằng nếu nhà trường không đảm bảo điều kiện về trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục thì nhà trường sẽ bị đình chỉ hoạt động.
Đình chỉ hoạt động giáo dục
Trong thời hạn bị đình chỉ, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được giải quyết, khắc phục thì nhà trường có hoạt động giáo dục trở lại hay không?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 50 Luật Giáo dục 2019 quy định về việc đình chỉ hoạt động giáo dục như sau:
“1. Nhà trường bị đình chỉ hoạt động giáo dục trong trường hợp sau đây:
a) Có hành vi gian lận để được cho phép hoạt động giáo dục;
b) Không bảo đảm một trong các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 49 của Luật này;
c) Người cho phép hoạt động giáo dục không đúng thẩm quyền;
d) Không triển khai hoạt động giáo dục trong thời hạn quy định kể từ ngày được phép hoạt động giáo dục;
đ) Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ;
e) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục đối với nhà trường phải xác định rõ lý do đình chỉ, thời hạn đình chỉ, biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích của nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, người học, người lao động trong nhà trường và phải công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
3. Trong thời hạn bị đình chỉ, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì người có thẩm quyền quyết định đình chỉ ra quyết định cho phép nhà trường hoạt động giáo dục trở lại.”
Như vậy bạn thấy rằng pháp luật đã quy định nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì người có thẩm quyền quyết định đình chỉ ra quyết định cho phép nhà trường hoạt động giáo dục trở lại.
Cho nên sau khi bạn khắc phục được các thiếu sót trên của mình thì người có thẩm quyền quyết định đình chỉ ra quyết định cho phép nhà trường của bạn hoạt động giáo dục trở lại.
Ai có thẩm quyền quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục của tôi?
Căn cứ khoản 3 Điều 52 Luật Giáo dục 2019 quy định về thẩm quyền quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục như sau:
- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép hoạt động giáo dục đối với cơ sở giáo dục đại học. Thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục đối với nhà trường ở các cấp học, trình độ đào tạo khác thực hiện theo quy định của Chính phủ.
- Người có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập nhà trường có thẩm quyền thu hồi quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập, quyết định sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường. Người có thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục có thẩm quyền quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục.
Trường hợp sáp nhập giữa các nhà trường không do cùng một cấp có thẩm quyền thành lập thì cấp có thẩm quyền cao hơn quyết định; trường hợp cấp có thẩm quyền thành lập ngang nhau thì cấp có thẩm quyền ngang nhau đó thỏa thuận quyết định.
- Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, thủ tục thành lập hoặc cho phép thành lập; cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục; sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường quy định tại các điều 49, 50, 51 và 52 của Luật này.
Như vậy bạn thấy rằng người có thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục có thẩm quyền quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục của bạn.
Lê Đình Khôi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hoạt động giáo dục có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?