Trú quán là gì? Trú quán là thường trú hay tạm trú? Phân biệt giữa thường trú và tạm trú như thế nào?
Trú quán là gì? Trú quán là thường trú hay tạm trú?
Hiện nay, Trú quán là gì? Mặc dù không phải là một thuật ngữ chính thức trong Luật Cư trú 2020 nhưng thường được dùng để chỉ nơi mà một cá nhân sinh sống ổn định và lâu dài.
Về mặt pháp lý Trú quán là gì? Theo quy định của Luật Cư trú 2020, trú quán có thể hiểu theo hai dạng: nơi thường trú và nơi tạm trú. Nếu cá nhân sinh sống tại một địa điểm với mục đích lâu dài và đã đăng ký thường trú, thì nơi đó được coi là trú quán thường trú.
Ngược lại, nếu chỉ cư trú tạm thời và đã đăng ký tạm trú, thì trú quán sẽ tương ứng với nơi tạm trú.
Trú quán là gì? Trú quán là thường trú hay tạm trú? Phân biệt giữa thường trú và tạm trú như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Phân biệt giữa thường trú và tạm trú như thế nào?
Căn cứ vào Luật Cư trú 2020, để phân biệt giữ thường trú và tạm trú sẽ sử dụng các tiêu chí để phân biệt như: khái niệm, thời hạn cư trú, nơi đăng ký thời hạn cư trú, điều kiện đăng ký, kết quả đăng ký. Cụ thể như sau:
Tiêu chí | Thường trú | Tạm trú | Căn cứ |
Khái niệm | Là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú | Là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú | Khoản 8, 9 Điều 2 Luật Cư trú 2020 |
Điều kiện đăng ký | - Công dân có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình thì được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp đó. - Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong một số trường hợp pháp luật quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật cư trú 2020. Thuộc một trong các trường hợp sau: + Có chỗ ở hợp pháp; + Nhập hộ khẩu về nhà người thân + Đăng ký thường trú tại nhà thuê, mượn, ở nhờ + Đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở + Đăng ký thường trú tại cơ sở trợ giúp xã hội + Đăng ký thường trú tại phương tiện lưu động | - Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú - Công dân không được đăng ký tạm trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 Luật Cư trú 2020 | Điều 20 Luật Cư trú 2020 Khoản 1 Điều 27 Luật Cư trú 2020 |
Thời hạn cư trú | Không quy định về thời hạn | Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần | Khoản 2 Điều 27 Luật Cư trú 2020 |
Kết quả đăng ký | Kết quả đăng ký sẽ được cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú. | Kết quả đăng ký sẽ được cập nhật thông tin về nơi tạm trú mới, thời hạn tạm trú của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú. | Khoản 3 Điều 22 Luật cư trú 2020 Khoản 2 Điều 28 Luật cư trú 2020 |
Như vậy, có thể hiểu đơn giản nơi tạm trú và thường trú như sau:
- Nơi thường trú là nơi ở thường xuyên, ổn định, lâu dài và không có thời hạn cụ thể.
- Nơi tạm trú là nơi ở thường xuyên nhưng có thời hạn, khác biệt với nơi thường trú.
Ngoài ra, lưu trú là nơi ở trong thời hạn rất ngắn, mang tính chất nhất thời.
Các hành vi nào bị nghiêm cấm về cư trú?
Căn cứ tại Điều 7 Luật Cư trú 2020 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến cư trú bao gồm:
(1) Cản trở công dân thực hiện quyền tự do cư trú.
(2) Lạm dụng việc sử dụng thông tin về nơi thường trú, nơi tạm trú làm điều kiện để hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
(3) Đưa, môi giới, nhận hối lộ trong việc đăng ký, quản lý cư trú.
(4) Không tiếp nhận, trì hoãn việc tiếp nhận hồ sơ, giấy tờ, tài liệu, thông tin đăng ký cư trú hoặc có hành vi nhũng nhiễu khác; không thực hiện, thực hiện không đúng thời hạn đăng ký cư trú cho công dân khi hồ sơ đủ điều kiện đăng ký cư trú; xóa đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú trái với quy định của pháp luật.
(5) Thu, quản lý, sử dụng lệ phí đăng ký cư trú trái với quy định của pháp luật.
(6) Tự đặt ra thời hạn, thủ tục, giấy tờ, tài liệu, biểu mẫu trái với quy định của pháp luật hoặc làm sai lệch thông tin, sổ sách, hồ sơ về cư trú.
(7) Cố ý cấp hoặc từ chối cấp giấy tờ, tài liệu về cư trú trái với quy định của pháp luật.
(8) Lợi dụng việc thực hiện quyền tự do cư trú để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
(9) Làm giả giấy tờ, tài liệu, dữ liệu về cư trú; sử dụng giấy tờ, tài liệu, dữ liệu giả về cư trú; cung cấp thông tin, giấy tờ, tài liệu sai sự thật về cư trú; khai man điều kiện, giả mạo hồ sơ, giấy tờ, tài liệu để được đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú; mua, bán, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, cầm cố, nhận cầm cố, hủy hoại giấy tờ, tài liệu về cư trú.
(10) Tổ chức, kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, giúp sức, cưỡng bức người khác vi phạm pháp luật về cư trú.
(11) Giải quyết cho đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú khi biết rõ người đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú không sinh sống tại chỗ ở đó.
(12) Đồng ý cho người khác đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú vào chỗ ở của mình để vụ lợi hoặc trong thực tế người đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú không sinh sống tại chỗ ở đó.
(13) Truy nhập, khai thác, hủy hoại, làm cản trở, gián đoạn hoạt động, thay đổi, xóa, phát tán, cung cấp trái phép thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.
Nguyễn Đỗ Bảo Trung
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đăng ký thường trú có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Đơn đề nghị tách hội mới nhất? Hướng dẫn lập đơn đề nghị tách hội? Tải về mẫu đơn đề nghị tách hội ở đâu?
- Tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu cho phép đối với các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc theo Thông tư 38/2024 thế nào?
- Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai có tư cách pháp nhân không? Nguồn thu hoạt động sự nghiệp của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai?
- Có được phép chuyển đổi công năng nhà ở từ nhà ở phục vụ tái định cư sang nhà ở xã hội hay không?
- Việc bán lâm sản khai thác tận dụng đối với rừng trồng có giá trị lâm sản có phải hình thức thanh lý rừng trồng không?