Trụ sở chính của Học viện Dân tộc là ở đâu? Ai là người đại diện theo pháp luật của Học viện Dân tộc?
Trụ sở chính của Học viện Dân tộc là ở đâu?
Tại Điều 1 Quyết định 407/QĐ-UBDT năm 2017 quy định trụ sở chính của Học viện Dân tộc như sau:
Vị trí và chức năng
1. Vị trí của Học viện Dân tộc
Học viện Dân tộc (sau đây gọi tắt là Học viện) là cơ sở nghiên cứu khoa học, giáo dục công lập trực thuộc Ủy ban Dân tộc, hoạt động theo Điều lệ trường đại học.
Học viện là đơn vị dự toán cấp II, có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng và có trụ sở chính tại thành phố Hà Nội.
2. Chức năng của Học viện Dân tộc
a) Nghiên cứu về các dân tộc, chiến lược và chính sách dân tộc;
b) Đào tạo trình độ đại học (bao gồm cả bồi dưỡng hệ dự bị đại học), sau đại học góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số và đội ngũ cán bộ cho vùng dân tộc và miền núi;
c) Bồi dưỡng kiến thức công tác dân tộc cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị, người có uy tín vùng dân tộc và miền núi.
Theo quy định trên, trụ sở chính của Học viện Dân tộc là ở thành phố Hà Nội.
Học viện Dân tộc (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của Học viện Dân tộc là gì?
Nhiệm vụ của Học viện Dân tộc được quy định tại Điều 2 Quyết định 407/QĐ-UBDT năm 2017 như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
Học viện thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn, quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội theo quy định tại Điều 28, Điều 32 của Luật Giáo dục đại học; Điều 5 của Điều lệ trường đại học và các quy định cụ thể sau đây:
1. Xây dựng, trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc phê duyệt chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch công tác dài hạn, 05 năm và hàng năm của Học viện; chủ trì, phối hợp xây dựng chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành công tác dân tộc.
2. Xây dựng, trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học; quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhân lực thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.
3. Tổ chức các hoạt động nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chiến lược và chính sách dân tộc, công tác dân tộc; nghiên cứu, triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững, bảo vệ môi trường vùng dân tộc và miền núi.
4. Tổ chức bồi dưỡng hệ dự bị đại học, đào tạo trình độ đại học và sau đại học góp phần xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số; cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dân tộc trong hệ thống chính trị và cán bộ, công chức, viên chức công tác tại vùng dân tộc và miền núi.
5. Tổ chức bồi dưỡng kiến thức công tác dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị và người có uy tín trong vùng dân tộc và miền núi; bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức quản lý nhà nước đáp ứng tiêu chuẩn nghiệp vụ ngành, vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dân tộc trong hệ thống chính trị.
6. Liên kết đào tạo, bồi dưỡng với các cơ sở giáo dục trong nước và quốc tế về các chuyên ngành phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi; hợp tác nghiên cứu, hội thảo khoa học, trao đổi kinh nghiệm công tác dân tộc với các tổ chức nghiên cứu khoa học trong nước, quốc tế.
7. Quản lý và tổ chức thực hiện mục tiêu đào tạo cho học sinh, sinh viên, học viên học tập tại Học viện.
8. Xây dựng chương trình, biên soạn, xuất bản giáo trình, học liệu, sách chuyên khảo và Tạp chí khoa học phục vụ công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu của Học viện theo quy định.
9. Cấp văn bằng, chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng; đảm bảo chất lượng đào tạo và tổ chức đánh giá chất lượng đào tạo theo quy định pháp luật.
10. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; xây dựng vị trí việc làm, tuyển dụng, quản lý, xây dựng, sử dụng, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức và người lao động của Học viện theo quy định của Điều lệ trường đại học và theo phân cấp quản lý cán bộ của Ủy ban Dân tộc.
11. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng của Ủy ban Dân tộc để xây dựng, phát triển và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, tài sản, tài chính được giao theo quy định.
12. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của Luật Giáo dục đại học, Điều lệ trường đại học và nhiệm vụ do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc giao.
Theo đó, Học viện Dân tộc có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 2 nêu trên.
Ai là người đại diện theo pháp luật của Học viện Dân tộc?
Người đại diện theo pháp luật của Học viện Dân tộc được quy định tại Điều 3 Quyết định 407/QĐ-UBDT năm 2017 như sau:
Cơ cấu tổ chức
...
2. Giám đốc và các Phó Giám đốc Học viện
a) Giám đốc Học viện là người đại diện theo pháp luật của Học viện, chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động của Học viện. Giám đốc Học viện do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc bổ nhiệm và miễn nhiệm; chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Học viện.
b) Phó Giám đốc Học viện giúp Giám đốc Học viện điều hành một số hoạt động của Học viện, được Giám đốc Học viện phân công trực tiếp quản lý một số lĩnh vực, nhiệm vụ công tác. Phó Giám đốc Học viện do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đề nghị của Giám đốc Học viện; chịu trách nhiệm trước Giám đốc Học viện và trước pháp luật về những lĩnh vực, nhiệm vụ công tác được phân công.
...
Như vậy, Giám đốc Học viện là người đại diện theo pháp luật của Học viện, chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động của Học viện.
Trần Thị Tuyết Vân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Học viện dân tộc có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?