Trung tâm hiến tạng quốc gia (Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người) có chức năng như thế nào?
- Trung tâm hiến tạng quốc gia (Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người) có chức năng như thế nào?
- Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người có tư cách pháp nhân không?
- Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người có trách nhiệm gì đối với mối quan hệ điều phối giữa Trung tâm và cơ sở y tế?
Trung tâm hiến tạng quốc gia (Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người) có chức năng như thế nào?
Trung tâm hiến tạng quốc gia, tên gọi đúng là Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người, trực thuộc Bộ Y tế, do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người có Cổng thông tin điện tử là Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia.
Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người có chức năng được quy định tại Điều 1 Quyết định 2002/QĐ-TTg năm 2011 thì Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người là đơn vị sự nghiệp, có chức năng tổ chức thực hiện việc điều phối về hiến, lấy và ghép mô, bộ phận cơ thể người giữa các ngân hàng mô và các cơ sở y tế trong phạm vi cả nước.
Trung tâm hiến tạng quốc gia (Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người) có chức năng như thế nào? (Hình từ Internet)
Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người có tư cách pháp nhân không?
Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người có tư cách pháp nhân không, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 56/2008/NĐ-CP như sau:
Tổ chức Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người
1. Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người là tổ chức sự nghiệp, có tổ chức mạng lưới, có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng, trực thuộc Bộ Y tế. Căn cứ vào yêu cầu của thực tiễn, Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định tổ chức mạng lưới của Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người.
2. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người được thực hiện theo quy định tại Điều 12, 18 và khoản 2 Điều 36 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác và các nhiệm vụ cụ thể khác như sau:
a) Tiếp nhận, lập danh sách người đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống và ở người sau khi chết; quản lý việc cấp thẻ và lập danh sách người hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống và ở người sau khi chết đã được cấp thẻ;
b) Quản lý các thông tin về sức khỏe và các thông tin khác liên quan đến người hiến, người có chỉ định ghép mô, bộ phận cơ thể người;
c) Lập và quản lý danh sách người có chỉ định ghép mô, bộ phận cơ thể người;
d) Điều phối việc lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người giữa các cơ sở y tế.
3. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người.
Như vậy, theo quy định trên thì trung tâm hiến tạng quốc gia (Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người) có tư cách pháp nhân.
Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người có trách nhiệm gì đối với mối quan hệ điều phối giữa Trung tâm và cơ sở y tế?
Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người có trách nhiệm đối với mối quan hệ điều phối giữa Trung tâm và cơ sở y tế theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 56/2008/NĐ-CP như sau:
Mối quan hệ điều phối giữa Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người và các cơ sở y tế
1. Trách nhiệm của các cơ sở y tế:
a) Thông báo tên, tuổi, địa chỉ cùng các chỉ số y học liên quan đến tình trạng sức khỏe của người tình nguyện hiến bộ phận cơ thể người với Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người;
b) Thông báo tên, tuổi, địa chỉ cùng các chỉ số y học liên quan đến tình trạng sức khỏe của người bệnh có chỉ định ghép bộ phận cơ thể người đó với Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người.
2. Trách nhiệm của Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người:
a) Tiếp nhận, lập danh sách người hiến, chỉ định ghép bộ phận cơ thể người quy định tại khoản 1 và 2 Điều này;
b) Điều phối hoạt động ghép bộ phận cơ thể người trong toàn quốc theo các nguyên tắc quy định tại Điều 37, Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác.
Theo đó, đối với mối quan hệ điều phối giữa Trung tâm và cơ sở y tế thì Trung tâm hiến tạng quốc gia (Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người) có các trách nhiệm sau:
- Tiếp nhận, lập danh sách người hiến, chỉ định ghép bộ phận cơ thể người quy định tại khoản 1 và 2 Điều này;
- Điều phối hoạt động ghép bộ phận cơ thể người trong toàn quốc theo các nguyên tắc quy định tại Điều 37, Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác.
Bùi Thị Thanh Sương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hiến tạng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viên chức Bộ Tư pháp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ trong bao nhiêu năm thì bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc?
- Mẫu phiếu đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính của các đơn vị tại Trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước? Cách chấm điểm tiêu chí đánh giá?
- Đối tượng được hỗ trợ bằng tiền không quá 05 lần giá đất nông nghiệp khi bị thu hồi đất theo Luật Đất đai mới?
- Mẫu bảng tổng hợp kết quả đánh giá của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn sử dụng trong đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non?
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?