Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục cho học sinh khuyết tật như thế nào?
- Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật đưa ra kế hoạch giáo dục cho trẻ em thông qua hoạt động nào?
- Hoạt động dạy học và giáo dục của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật được thực hiện như thế nào?
- Hoạt động hỗ trợ giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật của Trung tâm được quy định như thế nào?
Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật đưa ra kế hoạch giáo dục cho trẻ em thông qua hoạt động nào?
Căn cứ tại Điều 13 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 20/2022/TT-BGDĐT về hoạt động phát hiện sớm, phân loại nhu cầu giáo dục và can thiệp giáo dục sớm của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập như sau:
Phát hiện sớm, phân loại nhu cầu giáo dục và can thiệp giáo dục sớm
1. Trung tâm tổ chức phát hiện sớm thông qua đánh giá, phân loại nhu cầu giáo dục từ đó tư vấn hoặc đưa ra kế hoạch can thiệp giáo dục sớm cho trẻ em có dấu hiệu khiếm khuyết hoặc dấu hiệu suy giảm chức năng, học sinh khuyết tật.
2. Trung tâm tổ chức can thiệp giáo dục sớm cho trẻ em có dấu hiệu khiếm khuyết hoặc dấu hiệu suy giảm chức năng, học sinh khuyết tật theo kế hoạch đã được xây dựng.
3. Hằng năm, Trung tâm xây dựng kế hoạch phát hiện sớm, phân loại nhu cầu giáo dục và can thiệp giáo dục sớm trên địa bàn được giao phụ trách, trình sở giáo dục và đào tạo phê duyệt đối với Trung tâm công lập, báo cáo sở giáo dục và đào tạo đối với Trung tâm tư thục để tổ chức thực hiện.
Như vậy, hằng năm, Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập sẽ tổ chức hoạt động phát hiện sớm nhằm nhận ra những dấu hiệu, tín hiệu về sự chậm trễ trong các lĩnh vực phát triển và các giác quan của học sinh.
Sau đó, thông qua đánh giá, phân loại nhu cầu giáo dục từ đó tư vấn hoặc đưa ra kế hoạch can thiệp giáo dục sớm cho trẻ em có dấu hiệu khiếm khuyết hoặc dấu hiệu suy giảm chức năng, học sinh khuyết tật.
Đồng thời, Trung tâm sẽ có kế hoạch can thiệp giáo dục sớm cũng như phương pháp của nhà giáo dục để phát huy khả năng và đáp ứng nhu cầu của trẻ em có dấu hiệu khiếm khuyết hoặc dấu hiệu suy giảm chức năng, trẻ em khuyết tật nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những khó khăn do vấn đề khuyết tật gây nên, tạo ra cơ hội để trẻ em phát triển tốt nhất và không làm gián đoạn sự phát triển của trẻ em hoặc phát triển chệch hướng, giúp chuẩn bị tốt cho trẻ em vào môi trường hòa nhập.
Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục cho học sinh khuyết tật như thế nào?
Hoạt động dạy học và giáo dục của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại Điều 15 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 20/2022/TT-BGDĐT quy định về nội dung này như sau:
- Học sinh được tổ chức theo lớp học. Mỗi lớp có không quá 12 học sinh. Việc sắp xếp lớp học cho học sinh trên cơ sở xác định khả năng, nhu cầu và kết quả giáo dục trong năm học trước của học sinh (nếu có).
- Trung tâm tổ chức dạy học và giáo dục theo kế hoạch giáo dục của Trung tâm:
+ Kế hoạch giáo dục của Trung tâm là kế hoạch tổ chức dạy học và giáo dục cho học sinh khuyết tật theo phương thức giáo dục chuyên biệt.
+ Kế hoạch giáo dục của Trung tâm được xây dựng trên cơ sở triển khai thực hiện chương trình giáo dục mầm non, chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và các nội dung giáo dục kỹ năng đặc thù phù hợp với khả năng, nhu cầu học sinh khuyết tật; giám đốc Trung tâm phê duyệt, báo cáo sở giáo dục và đào tạo và cơ quan quản lý chuyên môn khác theo quy định để tổ chức thực hiện.
- Nội dung giáo dục kỹ năng đặc thù được tổ chức ít nhất 5 tiết (hoạt động học)/tuần, phù hợp với nhu cầu, khả năng của cá nhân học sinh. Căn cứ vào nhu cầu giáo dục của học sinh, Trung tâm có thể bố trí thêm các giờ hỗ trợ giáo dục/can thiệp cá nhân.
- Học sinh học tập tại Trung tâm được giáo viên phối hợp với cha mẹ/người giám hộ để xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân theo năm học. Trên cơ sở kế hoạch giáo dục cá nhân, giáo viên thiết kế và thực hiện kế hoạch bài dạy, kiểm tra đánh giá học sinh theo các quy định hiện hành của các cấp học tương ứng.
Hoạt động hỗ trợ giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật của Trung tâm được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 14 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 20/2022/TT-BGDĐT về nội dung này như sau:
-Trung tâm thực hiện các hoạt động hỗ trợ giáo dục hòa nhập theo đề nghị của phòng giáo dục và đào tạo, cơ sở giáo dục trực thuộc sở giáo dục và đào tạo, cơ sở trợ giúp xã hội trong địa bàn phụ trách:
+ Hỗ trợ việc xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho học sinh khuyết tật;
+ Hỗ trợ học sinh khuyết tật học hòa nhập học tập và rèn luyện kỹ năng đặc thù, kỹ năng sống phù hợp với khả năng và nhu cầu;
+ Tư vấn, hỗ trợ giáo viên trong các hoạt động chăm sóc, giáo dục học sinh khuyết tật;
+ Tham gia huy động học sinh khuyết tật đến trường;
+ Hỗ trợ, tư vấn cho cơ sở giáo dục, gia đình và cộng đồng về kiến thức, kỹ năng chăm sóc, giáo dục học sinh khuyết tật.
- Trung tâm xây dựng kế hoạch hỗ trợ giáo dục hòa nhập trên địa bàn được giao phụ trách, phù hợp với khả năng đáp ứng của Trung tâm, trình sở giáo dục và đào tạo phê duyệt đối với Trung tâm công lập, báo cáo sở giáo dục và đào tạo đối với Trung tâm tư thục để tổ chức thực hiện.
Thông tư 20/2022/TT-BGDĐT sẽ có hiệu lực từ ngày 20/02/2023.
Nguyễn Trần Hoàng Quyên
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Người khuyết tật có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đảng viên dự bị được tham gia đào tạo trung cấp lý luận chính trị không? Ai đào tạo trung cấp lý luận chính trị?
- Cấm lợi dụng hoạt động giáo dục để thực hiện hành vi nào? Nhà trường được phép hoạt động giáo dục khi nào?
- Có sáp nhập tỉnh 2025 không? Thông tin sáp nhập tỉnh lan truyền trên mạng xã hội là không chính xác đúng không?
- Đổi tên hội từ ngày 26/11/2024 như thế nào? Điều kiện thành lập hội ra sao? Nội dung chính của điều lệ hội gồm những gì?
- Lễ Tạ ơn là gì? Lễ Tạ ơn có ý nghĩa gì? Lễ Tạ ơn (Lễ Thanksgiving) có phải là ngày lễ lớn không?