Trung tâm Quản lý Trụ sở Bộ Tài nguyên và Môi trường làm gì khi nhận được yêu cầu sử dụng phòng họp?
Trung tâm Quản lý Trụ sở Bộ Tài nguyên và Môi trường làm gì khi nhận được yêu cầu sử dụng phòng họp?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 15 Quy chế quản lý và sử dụng Trụ sở Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành kèm theo Quyết định 1193/QĐ-BTNMT năm 2012, có quy định về tổ chức phục vụ các phòng họp như sau:
Tổ chức phục vụ các phòng họp
1. Khi nhận được yêu cầu sử dụng phòng họp, Trung tâm Quản lý Trụ sở Bộ:
a) Làm vệ sinh phòng họp, lau chùi, kê đặt bàn ghế theo đúng yêu cầu của cuộc họp, chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện vật chất khác;
b) Kiểm tra toàn bộ hệ thống thiết bị phục vụ phòng họp như điện, điều hòa, chuẩn bị bảng, đèn chiếu, thiết bị âm thanh, trang trí maket (nếu có yêu cầu). Các đơn vị sử dụng phòng họp không được tự ý điều chỉnh, thay đổi hệ thống thiết bị trong phòng họp; trường hợp có nhu cầu cần có sự thống nhất của Trung tâm Quản lý Trụ sở Bộ.
c) Tất cả các công việc trên phải hoàn tất trước giờ họp tối thiểu 15 phút đối với cuộc họp thông thường và trước giờ họp 30 phút đối với các cuộc họp quan trọng;
2. Đơn vị đăng ký phòng họp kiểm tra phòng họp trước giờ họp tối thiểu 10 phút đối với cuộc họp thông thường và trước giờ họp 20 phút đối với các cuộc họp quan trọng.
3. Trong giờ họp, nhân viên phục vụ và nhân viên kỹ thuật phải trực sẵn sàng để phục vụ.
Như vậy, theo quy định trên thì trung tâm Quản lý Trụ sở Bộ Tài nguyên và Môi trường khi nhận được yêu cầu sử dụng phòng họp thì phải làm những việc như sau:
- Làm vệ sinh phòng họp, lau chùi, kê đặt bàn ghế theo đúng yêu cầu của cuộc họp, chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện vật chất khác;
- Kiểm tra toàn bộ hệ thống thiết bị phục vụ phòng họp như điện, điều hòa, chuẩn bị bảng, đèn chiếu, thiết bị âm thanh, trang trí maket (nếu có yêu cầu). Các đơn vị sử dụng phòng họp không được tự ý điều chỉnh, thay đổi hệ thống thiết bị trong phòng họp; trường hợp có nhu cầu cần có sự thống nhất của Trung tâm Quản lý Trụ sở Bộ.
- Tất cả các công việc trên phải hoàn tất trước giờ họp tối thiểu 15 phút đối với cuộc họp thông thường và trước giờ họp 30 phút đối với các cuộc họp quan trọng.
Trung tâm Quản lý Trụ sở Bộ Tài nguyên và Môi trường làm gì khi nhận được yêu cầu sử dụng phòng họp? (Hình từ Internet)
Cán bộ làm việc tại Trụ sở Bộ Tài nguyên và Môi trường phải sử dụng điện như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 16 Quy chế quản lý và sử dụng Trụ sở Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành kèm theo Quyết định 1193/QĐ-BTNMT năm 2012, có quy định về quản lý sử dụng điện, nước sinh hoạt, điều hòa như sau:
Quản lý sử dụng điện, nước sinh hoạt, điều hòa
1. Văn phòng Bộ (Trung tâm Quản lý Trụ sở Bộ) quản lý và tổ chức vận hành toàn bộ hệ thống điện, nước điều hòa, hệ thống máy móc thiết bị … tại Trụ sở Bộ.
2. Cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên, người lao động thực hiện đúng các quy định về sử dụng điện:
a) Trước khi ra về phải kiểm tra và ngắt tất cả các thiết bị điện, đèn chiếu sáng hiện có thuộc khu vực làm việc (như máy tính, máy in, máy photocopy, điều hòa nhiệt độ …). Nếu phòng có nhiều người làm việc, người về sau cùng phải thực hiện việc trên.
b) Không tự ý sửa chữa, thay thế các thiết bị điện;
c) Không được để tài liệu, giấy tờ, vật dụng dễ cháy gần hoặc đè lên các hệ thống ổ cắm, dây dẫn điện … để tránh gây chập, cháy điện;
d) Không được mở các cửa sổ phòng làm việc khi đang sử dụng điều hòa;
3. Khi có sự cố điện, chập nổ, mất điện phải ngắt cầu dao, Automat nơi gần nhất và kịp thời thông báo cho Trung tâm Quản lý Trụ sở Bộ (bộ phận kỹ thuật) để sửa chữa, khắc phục.
4. Cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên, người lao động khi dùng nước xong phải khóa vòi nước (kể cả trường hợp không có nước). Trung tâm quản lý Trụ sở Bộ có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra hệ thống vòi nước tại các khu vực vệ sinh trước khi ra về.
5. Thời gian mở tắt điều hòa đối với ngày làm việc: Từ 7h đến 19h
6. Đơn vị, cá nhân vi phạm các quy định về quản lý sử dụng điện, nước sẽ bị ngừng cung cấp điện (kể cả điện cho hệ thống điều hòa) ít nhất 1 ngày làm việc/lần vi phạm và thông báo về Vụ Thi đua - Khen thưởng để bình xét thi đua cuối năm.
Như vậy, theo quy định trên thì cán bộ làm việc tại Trụ sở Bộ Tài nguyên và Môi trường phải sử dụng điện như sau:
- Trước khi ra về phải kiểm tra và ngắt tất cả các thiết bị điện, đèn chiếu sáng hiện có thuộc khu vực làm việc (như máy tính, máy in, máy photocopy, điều hòa nhiệt độ …). Nếu phòng có nhiều người làm việc, người về sau cùng phải thực hiện việc trên.
- Không tự ý sửa chữa, thay thế các thiết bị điện;
- Không được để tài liệu, giấy tờ, vật dụng dễ cháy gần hoặc đè lên các hệ thống ổ cắm, dây dẫn điện … để tránh gây chập, cháy điện;
- Không được mở các cửa sổ phòng làm việc khi đang sử dụng điều hòa;
Cán bộ sử dụng thang máy tại Trụ sở Bộ Tài nguyên và Môi trường phải chấp hành các quy định nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 17 Quy chế quản lý và sử dụng Trụ sở Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành kèm theo Quyết định 1193/QĐ-BTNMT năm 2012, có quy định về quản lý, sử dụng thang máy như sau:
Quản lý, sử dụng thang máy
1. Khi sử dụng thang máy, cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên, người lao động phải chấp hành các quy định sau:
a) Ấn nút có hình mũi tên lên hoặc hình mũi tên xuống để gọi thang lên hoặc xuống, không được ấn một lúc cả 2 nút điều khiển lên và xuống, không được bấm và giữ liên tục hoặc gõ mạnh vào các nút gọi;
b) Khi có chuông báo quá tải, số người đứng trong thang phải ra bớt để bảo đảm an toàn cho thang hoạt động;
c) Khi thang bị kẹt ở trạng thái không đóng - mở cửa tự động được, người trong thang phải bình tĩnh bấm nút chuông cứu hộ (Interphone), sau đó gọi loa ra ngoài chờ nhân viên kỹ thuật cứu hộ đến xử lý mở cửa, không được tự động dùng bất cứ một vật cứng nào để cậy cửa và đập cửa thang máy.
2. Sau 18 giờ 30 phút hàng ngày, Văn phòng Bộ (Trung tâm Quản lý Trụ sở Bộ) hạn chế số thang máy hoạt động.
Như vậy, theo quy định trên thì cán bộ sử dụng thang máy tại Trụ sở Bộ Tài nguyên và Môi trường phải chấp hành các quy định như sau:
- Ấn nút có hình mũi tên lên hoặc hình mũi tên xuống để gọi thang lên hoặc xuống, không được ấn một lúc cả 2 nút điều khiển lên và xuống, không được bấm và giữ liên tục hoặc gõ mạnh vào các nút gọi;
- Khi có chuông báo quá tải, số người đứng trong thang phải ra bớt để bảo đảm an toàn cho thang hoạt động;
- Khi thang bị kẹt ở trạng thái không đóng - mở cửa tự động được, người trong thang phải bình tĩnh bấm nút chuông cứu hộ (Interphone), sau đó gọi loa ra ngoài chờ nhân viên kỹ thuật cứu hộ đến xử lý mở cửa, không được tự động dùng bất cứ một vật cứng nào để cậy cửa và đập cửa thang máy.
Bùi Thị Thanh Sương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bộ Tài nguyên và Môi trường có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?