Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có thể lập chi nhánh để thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý thay mình hay không?
Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có thể lập chi nhánh để thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý thay mình hay không?
Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có thể lập chi nhánh để thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý thay mình hay không?
Tại Điều 11 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định về Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước như sau:
"Điều 11. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước
1. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Tư pháp, do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu, trụ sở và tài khoản riêng.
2. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có thể có Chi nhánh.
Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, được thành lập tại các huyện ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, giao thông không thuận tiện đến Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và chưa có tổ chức hành nghề luật sư hoặc tổ chức tư vấn pháp luật tham gia trợ giúp pháp lý. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của Chi nhánh. Căn cứ nhu cầu và điều kiện thực tế tại địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.
3. Chính phủ quy định chi tiết về tổ chức và hoạt động của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, Chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước."
Căn cứ vào quy định trên, có thể thấy Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có thể thành lập Chi nhánh. Tuy nhiên, hoạt động của chi nhánh phải phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế tại địa phương nơi thành lập chi nhánh đó.
Hoạt động của Chi nhánh Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 144/2017/NĐ-CP, hoạt động Chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước được quy định như sau:
- Chi nhánh chịu sự quản lý của Trung tâm. Chi nhánh có con dấu để giao dịch, sử dụng cho hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ trợ giúp pháp lý. Tên Chi nhánh của Trung tâm được đặt theo số thứ tự thành lập nhưng phải thể hiện rõ tên Trung tâm chủ quản của Chi nhánh.
- Chi nhánh có Trưởng Chi nhánh là Trợ giúp viên pháp lý, do Giám đốc Trung tâm bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Trưởng Chi nhánh chịu trách nhiệm trước Giám đốc Trung tâm về hoạt động của Chi nhánh.
- Chi nhánh có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
+ Thực hiện trợ giúp pháp lý; cử người thực hiện trợ giúp pháp lý tại địa bàn được phân công;
+ Đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan phối hợp, cung cấp thông tin, tài liệu về vụ việc trợ giúp pháp lý;
+ Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo về trợ giúp pháp lý;
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến trợ giúp pháp lý theo phân công của Giám đốc Trung tâm.
Chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước phải đáp ứng điều kiện gì để thành lập?
Điều kiện thành lập Chi nhánh được quy định tại Điều 6 Nghị định 144/2017/NĐ-CP cụ thể như sau:
- Việc thành lập Chi nhánh phải căn cứ các điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 11 của Luật Trợ giúp pháp lý và dựa vào nhu cầu trợ giúp pháp lý dài hạn của người dân tại nơi dự kiến thành lập; phải có Trợ giúp viên pháp lý làm việc thường xuyên, có cơ sở vật chất, bảo đảm sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước.
- Các huyện ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại khoản 2 Điều 11 của Luật Trợ giúp pháp lý là địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thuộc danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư theo quy định của Chính phủ.
Huyện có giao thông không thuận tiện đến Trung tâm quy định tại khoản 2 Điều 11 của Luật Trợ giúp pháp lý là huyện nằm cách xa Trung tâm và không đạt tiêu chí giao thông theo hướng dẫn thực hiện tiêu chí huyện đạt chuẩn nông thôn mới của cơ quan có thẩm quyền.
Theo đó, thủ tục thành lập Chi nhánh được quy định tại Điều 7 Nghị định 144/2017/NĐ-CP:
- Giám đốc Sở Tư pháp lập hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc thành lập Chi nhánh của Trung tâm. Hồ sơ gồm có:
+ Tờ trình về việc thành lập Chi nhánh, trong đó nêu rõ việc đáp ứng các điều kiện thành lập Chi nhánh;
+ Dự thảo Quyết định thành lập Chi nhánh;
+ Ý kiến bằng văn bản của Sở Nội vụ về việc thành lập Chi nhánh.
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định về việc thành lập Chi nhánh trên cơ sở bảo đảm điều kiện thành lập Chi nhánh.
- Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được quyết định thành lập Chi nhánh, Giám đốc Trung tâm bổ nhiệm Trưởng Chi nhánh.
- Việc thành lập Chi nhánh phải được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương với các nội dung chủ yếu sau đây:
+ Tên, địa chỉ trụ sở, số điện thoại của Chi nhánh;
+ Ngày ra quyết định thành lập và ngày bắt đầu hoạt động của Chi nhánh;
+ Họ và tên Trưởng Chi nhánh; danh sách người thực hiện trợ giúp pháp lý;
+ Phạm vi trợ giúp pháp lý của Chi nhánh.
Như vậy, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước được phép thành lập Chi nhánh để thực hiện các công việc tương ứng với nhu cầu và điều kiện thực tế tại địa phương. Pháp luật hiện hành cũng quy định những nội dung cụ thể về quá trình hoạt động, thủ tục và điều kiện thành lập của Chi nhánh Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.
Trần Hồng Oanh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Trung tâm trợ giúp pháp lý có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viên chức Bộ Tư pháp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ trong bao nhiêu năm thì bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc?
- Mẫu phiếu đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính của các đơn vị tại Trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước? Cách chấm điểm tiêu chí đánh giá?
- Đối tượng được hỗ trợ bằng tiền không quá 05 lần giá đất nông nghiệp khi bị thu hồi đất theo Luật Đất đai mới?
- Mẫu bảng tổng hợp kết quả đánh giá của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn sử dụng trong đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non?
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?