Trước khi tiến hành kiểm tra phân cấp kho chứa nổi khi chế tạo mới, các bản vẽ và tài liệu nào phải được thẩm định đối với phần thân?
Kho chứa nổi là gì?
Kho chứa nổi được giải thích tại tiết 1.3.1 tiểu mục 1.3 Mục 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6474:2017 như sau:
Kho chứa nổi (Floating storage unit) là cấu trúc nổi chuyên dùng để chứa, sơ chế dầu phục vụ thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí.
Theo đó, kho chứa nổi là cấu trúc nổi chuyên dùng để chứa, sơ chế dầu phục vụ thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí.
Kho chứa nổi là gì? (Hình từ Internet)
Trong quá trình chế tạo mới kho chứa nổi thì phải tiến hành kiểm tra đối với những phần nào?
Trong quá trình chế tạo mới kho chứa nổi thì phải tiến hành kiểm tra đối với những phần được quy định tại tiết 2.1.4 tiểu mục 2.1 Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6474:2017 như sau:
Phân Cấp
2.1 Phân cấp và giám sát kỹ thuật
...
2.1.4 Kiểm tra phân cấp
2.1.4.1 Kiểm tra kho chứa nổi trong chế tạo mới
2.1.4.1.1 Quy định chung
Trong quá trình chế tạo mới, phải tiến hành kiểm tra đối với phần thân, thiết bị, máy, trang bị phòng cháy, phát hiện cháy và chữa cháy, trang bị an toàn, trang bị điện, ổn định, mạn khô, hệ thống neo buộc định vị, hệ thống công nghệ, hệ thống xuất và nhập để xác minh rằng chúng thỏa mãn các quy định của Tiêu chuẩn này.
...
Theo đó, trong quá trình chế tạo mới, phải tiến hành kiểm tra đối với phần thân, thiết bị, máy, trang bị phòng cháy, phát hiện cháy và chữa cháy, trang bị an toàn, trang bị điện, ổn định, mạn khô, hệ thống neo buộc định vị, hệ thống công nghệ, hệ thống xuất và nhập.
Trước khi tiến hành kiểm tra phân cấp kho chứa nổi khi chế tạo mới, các bản vẽ và tài liệu nào phải được thẩm định đối với phần thân?
Trước khi tiến hành kiểm tra phân cấp kho chứa nổi khi chế tạo mới, các bản vẽ và tài liệu phải được thẩm định đối với phần thân được quy định tại tiết 2.1.4 tiểu mục 2.1 Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6474:2017 như sau:
Phân Cấp
2.1 Phân cấp và giám sát kỹ thuật
...
2.1.4 Kiểm tra phân cấp
2.1.4.1 Kiểm tra kho chứa nổi trong chế tạo mới
...
2.1.4.1.2 Hồ sơ thiết kế trình thẩm định
Trước khi tiến hành kiểm tra phân cấp kho chứa nổi khi chế tạo mới, các bản vẽ và tài liệu dưới đây phải được thẩm định, nếu áp dụng:
2.1.4.1.2.1 Phần thân kho chứa nổi
a) Kho chứa nổi kiểu tàu:
1) Bố trí chung;
2) Mặt cắt ngang ghi rõ kích thước;
3) Mặt cắt dọc ghi rõ kích thước;
4) Khai triển tôn vỏ;
5) Đường hình dáng;
6) Đường cong ổn định;
7) Đường cong mômen phục hồi và mômen gây nghiêng do gió;
8) Sơ đồ bố trí két và bảng dung tích két;
9) Bảng tóm tắt phân phối trọng lượng (cố định, thay đổi, dằn, v.v...) cho các trạng thái khác nhau;
10) Loại, vị trí và số lượng dằn cố định;
11) Bản vẽ bố trí các khoang kín nước, lỗ khoét, nắp đậy, thiết bị đóng cùng các bộ phận có liên quan cần thiết để tính ổn định;
12) Sơ đồ chỉ ra phạm vi mà tính toàn vẹn kín nước và kín thời tiết phải được duy trì;
13) Kết cấu các khung, cột và sống dọc phía dưới boong;
14) Kết cấu đáy đơn hoặc đáy đôi và kết cấu boong kể cả chi tiết của sân bay trực thăng, các lỗ khoét như miệng hầm, giếng ...
15) Kết cấu vách kín nước, kín dầu và két sâu có chỉ ra chiều cao của phần cao nhất của két và ống tràn;
16) Khung sườn, tôn bao, vách kết cấu, vách két với vị trí của ống tràn và ống thông hơi;
17) Kết cấu đuôi, sống đuôi, trục chân vịt và bánh lái;
18) Kết cấu thượng tầng và lầu, kể cả các vách ngăn;
19) Các cơ cấu chống va đập do sóng ở phần mũi, phần đuôi kho chứa nổi và các vùng lân cận;
20) Bệ đỡ máy chính, nồi hơi, ổ đỡ chặn và các ổ đỡ của trục trung gian, máy phát một chiều và các máy phụ quan trọng khác;
21) Bệ đỡ các thiết bị neo, thiết bị công nghệ, các môđun thiết bị công nghệ và trợ giúp công nghệ gắn với kết cấu thân kho chứa nổi, lầu hay kết cấu thượng tầng;
22) Tháp neo và càng nối phao neo gồm các chi tiết cơ khí;
23) Bố trí kiểm soát ăn mòn;
24) Phương pháp và vị trí kiểm tra không phá hủy và quy trình đo chiều dày;
25) Kết cấu buồng máy, buồng bơm, và buồng môtơ kể cả các thành quây và hầm trục chân vịt;
26) Cột, giá đỡ cột;
27) Bố trí bơm;
28) Bố trí và kết cấu của các cửa kín nước, nắp hầm, cửa húplô và thiết bị đậy các lỗ khoét;
29) Kết cấu chống cháy bao gồm cả vật liệu chế tạo kết cấu thượng tầng, vách ngăn, boong, lầu, các đường ống chính, cầu thang, nắp đậy trên boong... cùng với bố trí các nắp đậy lỗ khoét và phương tiện thoát hiểm;
30) Các thiết bị chữa cháy;
31) Chi tiết các thiết bị kiểm tra;
32) Chi tiết các quy trình hàn;
33) Chi tiết quy trình sơn và bảo vệ chống ăn mòn;
34) Chi tiết quy trình bảo dưỡng và kiểm tra;
35) Thông báo ổn định;
36) Sổ tay làm hàng thỏa mãn các quy định tại 4.2.4 ;
37) Thiết bị neo tạm, thiết bị kéo, và các thiết bị của hệ thống định vị khi neo lâu dài;
38) Các thiết bị và kết cấu của hệ thống định vị;
39) Bản vẽ chỉ rõ tải trọng thiết kế trên tất cả các boong;
40) Chi tiết phương án đưa kho chứa nổi lên ụ và quy trình kiểm tra dưới nước.
b) Kho chứa nổi kiểu giàn có cột ổn định
Ngoài các yêu cầu trong 2.1.4.1.2.1 a), còn phải trình thẩm định các tài liệu liên quan đến kết cấu tất cả các cột, thân ngầm, thân trên, thanh nhánh, đế chân.
c) Ngoài các bản vẽ và tài liệu ở trên, có thể yêu cầu gửi thêm các bản vẽ và tài liệu khác nếu thấy cần thiết.
...
Theo đó, trước khi tiến hành kiểm tra phân cấp kho chứa nổi khi chế tạo mới, các bản vẽ và tài liệu trên phải được thẩm định đối với phần thân.
Nguyễn Nhật Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kho chứa nổi có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo tổng kết công tác công đoàn cơ sở giáo dục mới nhất? Mức đóng và căn cứ đóng kinh phí công đoàn?
- Mở bài chung cho tất cả các tác phẩm hay, chọn lọc nhất? Tác phẩm nào phải có trong chương trình GDPT 2018 của môn ngữ văn?
- Người đi tù về đã được Tòa án xóa án tích thì có được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở không?
- Nhà nước có chính sách ưu tiên chuyển giao công nghệ cao đối với hoạt động chuyển giao công nghệ không?
- Tổ chức thanh niên có bao gồm Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam? Nhiệm kỳ Đại hội Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam là mấy năm?