Trước khi xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính thì văn phòng đăng ký đất đai cần thực hiện phân loại tài liệu, dữ liệu thu thập được như thế nào?

Cho tôi hỏi hồ sơ đăng ký đất đai có phải tài liệu để xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính hay không? Cần tiến hành phân loại các tài liệu, dữ liệu thu thập được cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính theo thành những nhóm nào? Các thửa đất chưa được đăng vào cơ sở dữ liệu địa chính thì văn phòng đăng ký đất đai cần xử lý ra sao? Câu hỏi của anh Nguyên từ Hà Nội

Hồ sơ đăng ký đất đai có phải tài liệu để xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính hay không?

Căn cứ khoản 3 Điều 8 Thông tư 05/2017/TT-BTNMT quy định về thu thập tài liệu, dữ liệu xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính như sau:

Thu thập tài liệu, dữ liệu
Tài liệu, dữ liệu thu thập cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính gồm:
1. Bản đồ địa chính mới nhất dạng số (hoặc dạng giấy đối với những khu vực không có bản đồ địa chính dạng số) và các loại tài liệu đo đạc khác đã sử dụng để cấp Giấy chứng nhận (bản đồ giải thửa, sơ đồ, trích đo địa chính).
2. Sổ mục kê, sổ địa chính, sổ cấp Giấy chứng nhận, sổ đăng ký biến động, bản lưu Giấy chứng nhận.
3. Hồ sơ đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất.
4. Hồ sơ giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất.
5. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã (dạng số) của kỳ kiểm kê gần nhất.
6. Đơn đăng ký đã được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận đối với trường hợp cơ quan có thẩm quyền tổ chức việc đăng ký đất đai trong thời gian xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính nhưng đã hết thời gian xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính mà chưa hoàn thành việc đăng ký đất đai.

Theo đó, hồ sơ đăng ký đất đai là một trong những tài liệu, dữ liệu mà văn phòng đăng ký đất đai cần thu thập để xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính.

Trước khi xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính thì văn phòng đăng ký đất đai cần thực hiện phân loại tài liệu, dữ liệu thu thập được như thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 9 Thông tư 05/2017/TT-BTNMT quy định về việc rà soát, đánh giá tài liệu, dữ liệu như sau:

Rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu, dữ liệu
1. Rà soát, đánh giá tài liệu, dữ liệu:
Nội dung rà soát, đánh giá phải xác định được thời gian xây dựng, mức độ đầy đủ thông tin, khả năng liên kết của các thửa đất liền kề trên một nền không gian, tính pháp lý của từng tài liệu, dữ liệu để lựa chọn sử dụng cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính; ưu tiên lựa chọn loại tài liệu, dữ liệu có thời điểm lập mới nhất, có đầy đủ thông tin nhất, có giá trị pháp lý cao nhất.
Kết quả rà soát, đánh giá được lập thành báo cáo, trong đó phải xác định được từng loại tài liệu sử dụng để xây dựng dữ liệu không gian địa chính và xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính theo quy định sau:
a) Tài liệu để xây dựng dữ liệu không gian địa chính
Tài liệu để xây dựng dữ liệu không gian địa chính ưu tiên sử dụng bản đồ địa chính. Trường hợp khu vực chưa thành lập bản đồ địa chính thì sử dụng các loại tài liệu đo đạc khác đã dùng để cấp Giấy chứng nhận để xây dựng dữ liệu không gian địa chính và phải đánh giá độ chính xác, khả năng liên kết không gian giữa các thửa đất liền kề để có phương án xây dựng dữ liệu không gian địa chính cho phù hợp;
b) Tài liệu để xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính
Tài liệu để xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính ưu tiên sử dụng bản lưu Giấy chứng nhận và sổ địa chính. Trường hợp bản lưu Giấy chứng nhận, sổ địa chính không đầy đủ thông tin, không được cập nhật chỉnh lý biến động thường xuyên thì phải lựa chọn hồ sơ đăng ký đất đai đối với trường hợp còn thiếu để cập nhật.
Các tài liệu để cập nhật hoặc chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính gồm: hồ sơ đăng ký biến động đất đai, tài liệu giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất.
...

Từ quy định trên thì đối với những tài liệu, dữ liệu thu thập dùng để xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính thì văn phòng đăng ký đất đai thực hiện phân loại thành tài liệu để xây dựng dữ liệu không gian địa chính và tài liệu để xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính:

- Tài liệu để xây dựng dữ liệu không gian địa chính: tài liệu để xây dựng dữ liệu không gian địa chính ưu tiên sử dụng bản đồ địa chính.

Trường hợp khu vực chưa thành lập bản đồ địa chính thì sử dụng các loại tài liệu đo đạc khác đã dùng để cấp Giấy chứng nhận để xây dựng dữ liệu không gian địa chính và phải đánh giá độ chính xác, khả năng liên kết không gian giữa các thửa đất liền kề để có phương án xây dựng dữ liệu không gian địa chính cho phù hợp;

- Tài liệu để xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính: tài liệu để xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính ưu tiên sử dụng bản lưu Giấy chứng nhận và sổ địa chính.

Trường hợp bản lưu Giấy chứng nhận, sổ địa chính không đầy đủ thông tin, không được cập nhật chỉnh lý biến động thường xuyên thì phải lựa chọn hồ sơ đăng ký đất đai đối với trường hợp còn thiếu để cập nhật.

Các tài liệu để cập nhật hoặc chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính gồm: hồ sơ đăng ký biến động đất đai, tài liệu giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất.

Trước khi xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính thì văn phòng đăng ký đất đai cần thực hiện phân loại tài liệu, dữ liệu thu thập được như thế nào?

Trước khi xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính thì văn phòng đăng ký đất đai cần thực hiện phân loại tài liệu, dữ liệu thu thập được như thế nào? (Hình từ Internet)

Muốn đưa thông tin các thửa đất chưa được đăng vào cơ sở dữ liệu địa chính thì văn phòng đăng ký đất đai cần xử lý ra sao?

Căn cứ khoản 3 Điều 9 Thông tư 05/2017/TT-BTNMT quy định về trường hợp các thửa đất chưa được đăng ký như sau:

Rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu, dữ liệu
...
3. Đối với các thửa đất chưa thực hiện đăng ký đất đai thì lập danh sách và chuyển cơ quan có thẩm quyền để thực hiện đăng ký đất đai bắt buộc theo quy định của pháp luật.
...

Như vậy, đối với các thửa đất chưa thực hiện đăng ký đất đai thì văn phòng đăng ký đất đai cần lập danh sách và chuyển cơ quan có thẩm quyền để thực hiện đăng ký đất đai bắt buộc theo quy định của pháp luật.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cơ sở dữ liệu địa chính

Trần Thành Nhân

Cơ sở dữ liệu địa chính
Văn phòng đăng ký đất đai
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cơ sở dữ liệu địa chính có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cơ sở dữ liệu địa chính Văn phòng đăng ký đất đai
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thủ tục Cấp lại Giấy chứng nhận do bị mất lĩnh vực đất đai ở cấp tỉnh theo Quyết định 2124 như thế nào?
Pháp luật
Trong hoạt động đo đạc lập bản đồ địa chính, Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm gì theo Nghị định 101?
Pháp luật
Văn phòng đăng ký đất đai là gì? Văn phòng đăng ký đất đai có thẩm quyền đo đạc địa chính của địa chính xã không?
Pháp luật
Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm quản lý hồ sơ địa chính nào? Có trách nhiệm gì trong việc giám sát hồ sơ địa chính?
Pháp luật
Văn phòng đăng ký đất đai không tiếp nhận hồ sơ đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất trong trường hợp nào?
Pháp luật
Văn phòng đăng ký đất đai có thể trực tiếp trả hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký tài sản gắn liền với đất không?
Pháp luật
Tổng hợp mức phí khai thác và sử dụng tài liệu về cơ sở dữ liệu địa chính từ hệ thống thông tin quốc gia?
Pháp luật
Có thể sử dụng thông tin trong hồ sơ địa chính bằng cách nào? Văn phòng đăng ký đất đai chủ trì việc bàn giao hồ sơ địa chính cho ai?
Pháp luật
Chức năng của Văn phòng đăng ký đất đai? Văn phòng đăng ký đất đai có được sử dụng con dấu để thực hiện cấp sổ đỏ theo quy định mới?
Pháp luật
Văn phòng đăng ký đất đai là gì? Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai đặt tại đâu? Nguồn thu tài chính của Văn phòng đăng ký đất đai ra sao?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào