Trưởng Ban Tổ chức Lễ tang cấp cao của Thượng tướng Quân đội nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng là ai?
- Trưởng Ban Tổ chức Lễ tang cấp cao của Thượng tướng Quân đội nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng là ai?
- Trang trí lễ đài tổ chức Lễ tang của Thượng tướng Quân đội nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng như thế nào?
- Phương tiện phục vụ Lễ tang của Thượng tướng Quân đội nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng gồm phương tiện nào?
Trưởng Ban Tổ chức Lễ tang cấp cao của Thượng tướng Quân đội nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng là ai?
Trưởng Ban Tổ chức Lễ tang cấp cao của Thượng tướng Quân đội nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng được quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 86/2016/TT-BQP cụ thể:
Ban Tổ chức Lễ tang
1. Lễ tang do Bộ Quốc phòng chủ trì
a) Ban Tổ chức Lễ tang có từ 10 (mười) đến 15 (mười lăm) thành viên, do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định thành lập, gồm: Thủ trưởng Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị và các Tổng cục, cơ quan, đơn vị, quê hương hoặc nơi cư trú và đại diện gia đình người hy sinh, từ trần.
Tùy theo chức danh của người hy sinh, từ trần, Trưởng Ban Tổ chức Lễ tang là Bộ trưởng hoặc Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị hoặc một Thứ trưởng Bộ Quốc phòng là Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương.
b) Ban Tổ chức Lễ tang có nhiệm vụ chỉ đạo, Điều hành các cơ quan là thành viên Ban Tổ chức Lễ tang thực hiện các nhiệm vụ theo quy định.
c) Ban Tổ chức Lễ tang quyết định thành lập bộ phận giúp việc, gồm đại diện các cơ quan thuộc Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị và các Tổng cục, cơ quan, đơn vị, quê hương hoặc nơi cư trú và đại diện gia đình của người hy sinh, từ trần, có nhiệm vụ giúp Ban Tổ chức Lễ tang làm công tác phục vụ Lễ tang.
2. Lễ tang do đơn vị trực thuộc Quân ủy Trung ương chủ trì
a) Ban Tổ chức Lễ tang có từ 10 (mười) đến 15 (mười lăm) thành viên, do Thủ trưởng đơn vị chủ trì tổ chức Lễ tang quyết định, gồm các cơ quan chức năng, đơn vị, quê hương hoặc nơi cư trú và gia đình người hy sinh, từ trần; Trưởng Ban Tổ chức Lễ tang là một đồng chí Thủ trưởng đơn vị;
b) Người hy sinh, từ trần là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Trưởng Ban Tổ chức Lễ tang là đồng chí Thứ trưởng Bộ Quốc phòng - Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương.
Theo đó, Trưởng Ban Tổ chức Lễ tang cấp cao của Thượng tướng Quân đội nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng là Bộ trưởng hoặc Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị hoặc một Thứ trưởng Bộ Quốc phòng là Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương.
Lễ tang của Thượng tướng Quân đội nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (Hình từ Internet)
Trang trí lễ đài tổ chức Lễ tang của Thượng tướng Quân đội nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng như thế nào?
Việc trang trí lễ đài tổ chức Lễ tang của Thượng tướng Quân đội nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng căn cứ Điều 13 Thông tư 86/2016/TT-BQP và quy định tại Điều 40 Nghị định 105/2012/NĐ-CP cụ thể:
- Lễ đài trang trí phông nền đen, trên đó gắn ảnh người từ trần và dòng chữ trắng “Vô cùng thương tiếc...”.
- Bàn thờ đặt trước và chính giữa phông, hai bên bàn thờ đặt cố định 02 vòng hoa của cơ quan chủ quản và gia đình, dưới lễ đài có lư hương.
- Linh cữu đặt chính giữa lễ đài, đầu hướng về phía bàn thờ.
- Bàn thờ nhỏ đặt phía dưới, có bát hương để Trưởng đoàn các đoàn đến viếng thắp hương.
- Cán bộ lãnh đạo, chủ chốt của cơ quan chủ quản hoặc địa phương đứng phía bên phải phòng lễ tang (theo hướng nhìn lên lễ đài) khi có các đoàn lãnh đạo cao cấp của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vào viếng.
- Gia đình đứng phía bên trái phòng lễ tang (theo hướng nhìn lên lễ đài).
Và một số nội dung sau:
- Ảnh của người hy sinh, từ trần để trong khung kích thước 30 cm x 40 cm, có dải băng đen nhỏ vắt chéo góc trên bên trái khung ảnh nhìn từ dưới lên;
- Giá Huân chương, Huy chương bảo đảm đầy đủ các hình thức được khen thưởng của người hy sinh, từ trần;
- Linh cữu được phủ Quân kỳ.
Phương tiện phục vụ Lễ tang của Thượng tướng Quân đội nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng gồm phương tiện nào?
Phương tiện phục vụ Lễ tang của Thượng tướng Quân đội nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng theo quy định tại Điều 15 Thông tư 86/2016/QTT-BQP cụ thể:
Phương tiện phục vụ Lễ tang, gồm:
01 (một) xe chỉ huy; 01 (một) xe Quân kỳ, ảnh, giá Huân chương; 01 (một) xe đơn vị danh dự (nếu đơn vị danh dự 03 lực lượng thì sử dụng 03 xe); 01 (một) xe chở hoa; 01 (một) xe kéo linh cữu (xe linh xa) hoặc xe chở linh cữu; từ 03 (ba) đến 04 (bốn) xe chở người đi đưa tang; 02 (hai) xe Ban Tổ chức Lễ tang.
Sử dụng xe kéo linh cữu đối với các chức danh, cấp bậc quân hàm quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều 9 Thông tư này hy sinh, từ trần tổ chức an táng, hỏa táng, điện táng trên địa bàn thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh;
Sử dụng xe chở linh cữu đối với các chức danh, cấp bậc quân hàm còn lại quy định tại Điều 9 Thông tư này hy sinh, từ trần. Trường hợp đặc biệt, do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định.
Trường hợp Lễ tang do Bộ Quốc phòng chủ trì có 02 (hai) xe thông tin, 01 (một) xe cứu thương, 01 (một) xe dự phòng; đồng thời, bố trí xe dẫn đường hoặc phối hợp với Công an địa phương bố trí xe cảnh sát dẫn đường.
Nguyễn Anh Hương Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Lễ tang trong Quân đội có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?