Trường đại học thực hiện tuyển sinh không đúng với đề án tuyển sinh đã công bố có bị xử phạt hành chính không?
Trường đại học thực hiện tuyển sinh không đúng với đề án tuyển sinh đã công bố có bị xử phạt hành chính không?
Thực hiện tuyển sinh không đúng với đề án tuyển sinh đã công bố có bị xử phạt hành chính không?
Căn cứ theo điểm b khoản 3 Điều 8 Nghị định 04/2021/NĐ-CP, vi phạm quy định về tổ chức tuyển sinh:
"1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thông báo tuyển sinh, công bố đề án tuyển sinh không đúng hoặc không đầy đủ thông tin theo quy định của pháp luật hiện hành;
b) Thông báo tuyển sinh không đủ thời gian theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Công bố chỉ tiêu tuyển sinh vượt số lượng theo quy định về xác định chỉ tiêu tuyển sinh;
b) Không thực hiện đúng quy trình tuyển sinh theo quy định của pháp luật hiện hành.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với ngành đào tạo có quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào;
b) Thực hiện tuyển sinh không đúng đề án tuyển sinh đã công bố.
..."
Bên cạnh đó, tại điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 04/2021/NĐ-CP quy định về mức tiền phạt trong lĩnh vực giáo dục như sau:
Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại khoản 5 Điều 9, khoản 2 Điều 11, khoản 1 và các điểm a, b, c, d, e khoản 3 Điều 14, điểm b khoản 3 Điều 21, khoản 1 Điều 23, khoản 1 Điều 29 của Nghị định này là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Cùng một hành vi vi phạm hành chính, mức phạt tiền đối với cá nhân bằng một phần hai mức phạt tiền đối với tổ chức.
Như vậy, với trường hợp trường đại học KD thực hiện tuyển sinh không đúng đề án tuyển sinh đã công bố thì sẽ bị phạt từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Đề án tuyển sinh của các trường đại học được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 11 Quy chế Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT (Có hiệu lực ngày 22/7/2022) quy định về đề án tuyển sinh như sau:
Đề án tuyển sinh
1. Cơ sở đào tạo xây dựng, công bố và thực hiện đề án tuyển sinh để thực hiện trách nhiệm giải trình và cam kết đối với thí sinh, cơ quan quản lý nhà nước và xã hội. Đề án tuyển sinh phải chứa đầy đủ thông tin làm căn cứ để:
a) Thí sinh lựa chọn trường, ngành, chương trình đào tạo, phương thức tuyển sinh phù hợp với năng lực, sở thích và điều kiện cá nhân; chuẩn bị các điều kiện tham gia dự tuyển và thực hiện các bước theo kế hoạch tuyển sinh của cơ sở đào tạo;
b) Cơ quan quản lý nhà nước và xã hội giám sát việc thực hiện quy định của pháp luật và các cam kết đối với người học của cơ sở đào tạo trong công tác tuyển sinh và đào tạo.
2. Nội dung chủ yếu của đề án tuyển sinh bao gồm:
a) Thông tin giới thiệu về cơ sở đào tạo, các ngành và chương trình đào tạo, gồm cả thông tin về quyết định mở ngành, ngôn ngữ đào tạo, đội ngũ giảng viên, điều kiện học tập và nghiên cứu, văn bằng tốt nghiệp, kết quả kiểm định chất lượng, tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp (trên tổng số nhập học) và tỉ lệ có việc làm phù hợp trình độ chuyên môn của sinh viên tốt nghiệp (theo Phụ lục III của Quy chế);
b) Thông tin đầy đủ về chi phí đào tạo, mức thu học phí, mức thu dịch vụ tuyển sinh và khoản thu dịch vụ khác cho lộ trình cả khóa học, từng năm học; chính sách học bổng, miễn giảm học phí, hỗ trợ tài chính, chỗ ở ký túc xá và các chính sách ưu đãi, hỗ trợ khác dành cho người học;
c) Kế hoạch tuyển sinh và phạm vi tuyển sinh các đợt trong năm (trong đó đợt 1 tuyển sinh đại học, cao đẳng chính quy phải phù hợp với kế hoạch chung do Bộ GDĐT ban hành), gồm cả quy định về đối tượng và điều kiện tuyển sinh, phương thức tuyển sinh, tổ hợp xét tuyển và chỉ tiêu tuyển sinh đối với các ngành, chương trình đào tạo; quy trình, thủ tục đăng ký dự tuyển và các thông tin cần thiết khác cho thí sinh;
d) Các phương án xử lý rủi ro khi triển khai công tác tuyển sinh và cam kết trách nhiệm của cơ sở đào tạo.
3. Cơ sở đào tạo thông báo tuyển sinh kèm theo công bố đề án tuyển sinh trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo và qua các hình thức thích hợp khác trước khi mở đăng ký dự tuyển của đợt tuyển sinh đầu tiên ít nhất 30 ngày; trường hợp điều chỉnh, bổ sung (nếu có) trước ít nhất 15 ngày.
Trước đây, đề án tuyển sinh được quy định tại Điều 2 Quy chế Tuyển sinh trình độ đại học; trình độ cao đẳng giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư 09/2020/TT-BGDĐT (Hết hiệu lực ngày 22/7/2022), cụ thể:
Đề án tuyển sinh
1. Đề án tuyển sinh của trường phải đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Cung cấp đầy đủ các thông tin về tuyển sinh trình độ ĐH, trình độ CĐ ngành Giáo dục Mầm non và các điều kiện đảm bảo chất lượng (Phụ lục kèm theo);
b) Quy định chỉ tiêu tuyển sinh theo các hình thức tuyển sinh khác nhau (nếu có) và ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào phù hợp với quy định của Quy chế này, thể hiện chính sách chất lượng của nhà trường;
c) Quy định rõ về việc trường có sử dụng hay không và các điều kiện để sử dụng kết quả miễn thi bài thi môn ngoại ngữ, điểm thi được bảo lưu từ các kỳ thi trung học phổ thông (THPT), THPT quốc gia các năm trước;
d) Quy định rõ phương thức xét tuyển học sinh tốt nghiệp trung cấp sư phạm vào học trình độ CĐ ngành Giáo dục Mầm non, tuân thủ quy định tại Điều 5 Quy chế này;
đ) Ghi rõ năm bắt đầu đào tạo, quyết định cho phép của cơ quan có thẩm quyền hoặc quyết định của trường được tự chủ đối với các ngành tuyển sinh theo quy định của pháp luật.
2. Các trường đào tạo sư phạm có thể mở rộng diện xét tuyển thẳng (ngoài quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 7 của Quy chế này) đối với các học sinh đã tốt nghiệp trường THPT chuyên của các tỉnh, thành phố vào các ngành phù hợp với môn học chuyên hoặc môn đoạt giải nếu đáp ứng điều kiện: Ba năm học THPT chuyên của tỉnh đạt học sinh giỏi hoặc đoạt giải nhất, nhì, ba trong các kỳ thi học sinh giỏi do cấp tỉnh trở lên tổ chức và các điều kiện khác do trường quy định trong Đề án tuyển sinh của trường.
3. Tất cả các trường đều phải xây dựng và công khai Đề án tuyển sinh các hình thức đào tạo trên trang thông tin điện tử của trường trước 15 ngày tính đến ngày thí sinh bắt đầu đăng ký xét tuyển và chịu trách nhiệm giải trình về các nội dung của Đề án với Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), cơ quan có thẩm quyền và các bên liên quan theo quy định và theo yêu cầu; chịu trách nhiệm trước pháp luật về điều kiện tuyển sinh, các điều kiện đảm bảo chất lượng, tính đầy đủ, chính xác của các nội dung trong đề án; gửi Đề án về Bộ GDĐT ngay sau khi đăng trên trang thông tin điện tử của trường.
a) Đối với tuyển sinh đợt 1 cho hình thức đào tạo chính quy, công tác tuyển sinh theo lịch tuyển sinh do Bộ GDĐT quy định;
b) Đối với tuyển sinh cho hình thức đào tạo khác, các trường có thể điều chỉnh Đề án tuyển sinh trước ít nhất 45 ngày khi thí sinh bắt đầu đăng ký dự tuyển.
4. Các trường thực hiện công tác tuyển sinh theo Đề án tuyển sinh đã công bố, phù hợp với quy định hiện hành.
Nguyên tắc, phương thức tuyển sinh, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của các trường đại học thì cần thực hiện những gì?
Căn cứ theo Điều 4 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT (Có hiệu lực ngày 22/7/2022) quy định về nguyên tắc cơ bản trong tuyển sinh gồm:
- Công bằng đối với thí sinh
- Bình đẳng giữa các cơ sở đào tạo
- Minh bạch đối với xã hội
Còn phương thức tuyển sinh được quy định Điều 6 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT (Có hiệu lực ngày 22/7/2022) gồm: thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển với xét tuyển.
Và ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào được quy định cụ thể tại Điều 9 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT (Có hiệu lực ngày 22/7/2022).
Trước đây, theo Điều 4 Quy chế Tuyển sinh trình độ đại học; trình độ cao đẳng giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư 09/2020/TT-BGDĐT (Hết hiệu lực ngày 22/7/2022) quy định về nguyên tắc, phương thức tuyển sinh, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào như sau:
Nguyên tắc, phương thức tuyển sinh, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào
1. Nguyên tắc: Các trường chỉ tuyển sinh khi đáp ứng đủ các điều kiện được phép đào tạo theo quy định hiện hành.
2. Phương thức tuyển sinh gồm: Thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển.
3. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào
a) Căn cứ phương thức tuyển sinh, các trường xác định và công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào trong Đề án tuyển sinh, riêng các ngành thuộc nhóm ngành sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề và nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ ĐH và ngành Giáo dục Mầm non trình độ CĐ (gọi chung là ngành đào tạo giáo viên) do Bộ GDĐT quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào;
b) Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do các trường quy định phải đảm bảo chất lượng nguồn tuyển sinh. Giám đốc đại học, học viện, hiệu trưởng trường đại học, trường cao đẳng tuyển sinh ngành Giáo dục Mầm non (sau đây gọi chung là hiệu trưởng) chịu trách nhiệm giải trình về quy trình, cơ sở xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào với Bộ GDĐT, cơ quan có thẩm quyền và các bên liên quan.
Phạm Lan Anh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đề án tuyển sinh có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Doanh thu chưa thực hiện là gì? Hạch toán trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp như thế nào?
- Bán hàng tận cửa là gì? Số ngày để người tiêu dùng cân nhắc việc thực hiện hợp đồng bán hàng tận cửa là mấy ngày?
- Người nộp thuế được xóa nợ tiền thuế trong trường hợp nào? Ai thực hiện việc lập hồ sơ xóa nợ tiền thuế?
- Khi nào thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng? Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động khiển trách và kéo dài thời hạn nâng lương cùng lúc được không?
- Công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải thuộc nhóm đất nào?