Trường hợp bị suy giảm khả năng lao động có được hưởng mức trợ cấp hàng tháng của người khuyết tật đặc biệt nặng không?
Xác định mức độ khuyết tật theo quy định pháp luật
Theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 28/2012/NĐ-CP xác định mức độ khuyết tật, trong đó:
Người khuyết tật đã có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì Hội đồng xác định mức độ khuyết tật căn cứ kết luận của Hội đồng giám định y khoa để xác định mức độ khuyết tật như sau:
- Người khuyết tật đặc biệt nặng khi được Hội đồng giám định y khoa kết luận không còn khả năng tự phục vụ hoặc suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
- Người khuyết tật nặng khi được Hội đồng giám định y khoa kết luận có khả năng tự phục vụ sinh hoạt nếu có người, phương tiện trợ giúp một phần hoặc suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;
- Người khuyết tật nhẹ khi được Hội đồng giám định y khoa kết luận có khả năng tự phục vụ sinh hoạt hoặc suy giảm khả năng lao động dưới 61%.
Theo đó, bố của bạn sẽ được xác định là người khuyết tật đặc biệt nặng.
Tải về mẫu Giấy giới thiệu đề nghị giám định mới nhất 2023: Tại Đây
Trường hợp bị suy giảm khả năng lao động có được hưởng mức trợ cấp hàng tháng của người khuyết tật không?
Trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng quy định như thế nào?
Về chế độ trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc tại Điều 44 Luật Người khuyết tật 2010 có quy định:
"Điều 44. Trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng
1. Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm:
a) Người khuyết tật đặc biệt nặng, trừ trường hợp quy định tại Điều 45 của Luật này;
b) Người khuyết tật nặng.
2. Đối tượng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng bao gồm:
a) Gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc người đó;
b) Người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng;
c) Người khuyết tật quy định tại khoản 1 Điều này đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
3. Người khuyết tật quy định tại khoản 1 Điều này là trẻ em, người cao tuổi được hưởng mức trợ cấp cao hơn đối tượng khác cùng mức độ khuyết tật.
4. Mức trợ cấp xã hội hàng tháng, mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng đối với từng loại đối tượng theo quy định tại Điều này do Chính phủ quy định."
Người khuyết tật đặc biệt nặng là đối tượng được nhận trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 44 Luật này.
Mức chuẩn trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật đặc biệt nặng là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định mức chuẩn trợ giúp xã hội cụ thể như sau:
- Mức chuẩn trợ giúp xã hội là căn cứ xác định mức trợ cấp xã hội, mức hỗ trợ kinh phí nhận chăm sóc, nuôi dưỡng; mức trợ cấp nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội và các mức trợ giúp xã hội khác.
- Mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2021 là 360.000 đồng/tháng.
Tùy theo khả năng cân đối của ngân sách, tốc độ tăng giá tiêu dùng và tình hình đời sống của đối tượng bảo trợ xã hội, cơ quan có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội cho phù hợp; bảo đảm tương quan chính sách đối với các đối tượng khác.
- Tùy thuộc điều kiện kinh tế - xã hội tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định:
+ Mức chuẩn trợ giúp xã hội, mức trợ giúp xã hội áp dụng trên địa bàn bảo đảm không thấp hơn mức chuẩn trợ giúp xã hội và mức trợ giúp xã hội quy định tại Nghị định này;
+ Đối tượng khó khăn khác chưa quy định tại Nghị định này được hưởng chính sách trợ giúp xã hội.
Tại Điều 6 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định mức trợ cấp xã hội hàng tháng được ghi nhận như sau:
- Đối với đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 5 Nghị định này:
+ Hệ số 1,5 đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 5 từ đủ 60 tuổi đến 80 tuổi;
+ Hệ số 2,0 đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 5 từ đủ 80 tuổi trở lên;
+ Hệ số 1,0 đối với đối tượng quy định tại các điểm b và c khoản 5;
+ Hệ số 3,0 đối với đối tượng quy định tại điểm d khoản 5.
- Đối với đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định này:
+ Hệ số 2,0 đối với người khuyết tật đặc biệt nặng;
+ Hệ số 2,5 đối với trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật đặc biệt nặng;
+ Hệ số 1,5 đối với người khuyết tật nặng;
+ Hệ số 2,0 đối với trẻ em khuyết tật nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật nặng.
- Hệ số 1,5 đối với đối tượng quy định tại các khoản 7 và 8 Điều 5 Nghị định này.
Như vậy, mức hưởng trợ cấp và cách tính trợ cấp bạn xem ở các quy định nêu trên, trường hợp của bố bạn là lấy 2,0 nhân với mức chuẩn hiện nay là 360.000 đồng/tháng sẽ ra được mức trợ cấp mà bố bạn nhận được.
Nguyễn Anh Hương Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Trợ cấp xã hội có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?
- Trang trí khánh tiết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 2030 theo Công văn 9743 như thế nào?
- Khẩu hiệu chào mừng ngày 20 11 ngắn gọn? Khẩu hiệu chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 ý nghĩa?