Trường hợp Đảng viên đi cặp với kế toán rồi bỏ vợ thì có trái quy định không? Bị xử lý kỷ luật như thế nào?
Đảng viên là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 1 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng.
Đảng viên có vợ mà sống chung hoặc quan hệ như vợ chồng với người khác có trái quy định không?
Căn cứ Điều 17 Hướng dẫn 03-HD/UBKTTW 2012 thực hiện Quy định 47-QĐ/TW về những điều đảng viên không được làm do Ủy ban Kiểm tra Trung ương ban hành như sau:
“Điều 17. Tổ chức, tham gia đánh bạc dưới mọi hình thức; cho vay trái quy định của pháp luật; sử dụng các chất ma tuý; uống rượu, bia đến mức bê tha và các tệ nạn xã hội khác.
Vi phạm đạo đức nghề nghiệp; có hành vi bạo lực trong gia đình, vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình, sống chung với người khác như vợ chồng; bản thân hoặc để con kết hôn với người nước ngoài trái quy định.
Đảng viên không được:
1- Tổ chức hoặc tham gia đánh bạc dưới mọi hình thức.
2- Tham gia hụi, họ, cho vay trái quy định của pháp luật.
3- Sử dụng các chất ma túy dưới mọi hình thức (trừ các loại là dược phẩm được phép sử dụng để điều trị bệnh).
4- Uống rượu, bia tới mức bê tha, mất tư cách (điều khiển phương tiện giao thông gây tai nạn, gây mất trật tự công cộng, phát ngôn bừa bãi hoặc có hành vi thiếu văn hoá khác).
5- Tự mình hoặc để bố, mẹ, vợ (chồng), con, anh, chị, em một hoặc tổ chức do mình trực tiếp quản lý tổ chức hoặc tham gia các dịch vụ có các tệ nạn xã hội.
6- Vi phạm đạo đức nghề nghiệp (quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, quy tắc đạo đức nghề nghiệp, các điều kỷ luật, điều lệnh).
7- Có hành vi bạo lực trong gia đình gây xâm hại về thể chất, tinh thần, tình dục và kinh tế: ngược đãi, hành hạ, đánh đập, lăng mạ, cô lập, xua đuổi, ngăn cản thực hiện nghĩa vụ hoặc cưỡng ép, chiếm đoạt, tạo tình trạng phụ thuộc đối với ông, bà, bố, mẹ, vợ (chồng), con, cháu, anh, chị, em và các thành viên khác trong gia đình (kể cả vợ, chồng và các thành viên khác của gia đình đã ly hôn). Có hành vi xúi giục, gây bạo lực, cản trở việc ngăn chặn bạo lực gia đình hoặc bao che không xử lý hành vi bạo lực gia đình.
8- Chưa có vợ, có chồng, đang có vợ, có chồng mà sống chung hoặc quan hệ như vợ chồng với người khác.
9- Thực hiện sai Quy định số 127-QD/TW, ngày 03-11-2004 của Ban Bí thư (khóa IX) "về việc đảng viên có quan hệ hôn nhân với người nước ngoài, đảng viên có con quan hệ hôn nhân với người nước ngoài và kết nạp những người có quan hệ hôn nhân với người nước ngoài vào Đảng."
Trường hợp là chồng chị là Đảng viên đang có vợ mà sống chung hoặc quan hệ như vợ chồng với người khác, Đây được xem là hành vi trái quy định mà Đảng viên không được làm.
Đảng viên đi cặp kè
Đảng viên vi phạm về hôn nhân và gia đình bị xử lý kỷ luật như thế nào?
Theo Điều 51 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 (Có hiệu lực từ 06/07/2022) quy định như sau:
Vi phạm quy định hôn nhân và gia đình
1. Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
a) Can thiệp việc kết hôn, ly hôn hoặc để con tảo hôn.
b) Trốn tránh nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con, lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên.
c) Cản trở người không trực tiếp nuôi con được thăm con sau khi ly hôn (trừ trường hợp cha, mẹ bị hạn chế quyền thăm con theo quyết định của toà án).
d) Trốn tránh, không thực hiện nghĩa vụ giám hộ sau khi đã làm thủ tục công nhận giám hộ tại cơ quan có thẩm quyền theo pháp luật.
đ) Sửa chữa, làm sai lệch nội dung, giả mạo giấy tờ để đăng ký nuôi con nuôi.
e) Không đăng ký kết hôn hoặc đang có vợ (chồng) nhưng vẫn sống chung với người khác như vợ, chồng.
g) Vi phạm pháp luật về mang thai hộ.
2. Trường hợp đã kỷ luật theo Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ):
a) Vi phạm việc sửa chữa, làm sai lệch nội dung hoặc giả mạo giấy tờ để đăng ký kết hôn.
b) Thiếu trách nhiệm, xác nhận không đúng tình trạng hôn nhân dẫn đến người khác đăng ký kết hôn không hợp pháp hoặc trái quy định.
c) Khai gian dối hoặc có hành vi lừa dối khi đăng ký kết hôn hoặc cho, nhận nuôi con nuôi; có con với người khác khi đang có vợ hoặc chồng.
3. Trường hợp vi phạm Khoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:
a) Vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình, gây dư luận xấu trong xã hội.
b) Ép buộc vợ (chồng), con làm những việc trái đạo lý, trái pháp luật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
c) Từ chối thực hiện, không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cha mẹ, nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo quy định nêu trên thì chồng chị có thể bị kỷ luật bằng các hình thức nêu trên, trường hợp nghiêm trọng có thể bị khai trừ khỏi Đảng.
Trước đây, căn cứ Điều 24 Quy định 102-QĐ/TW 2017 (Hết hiệu lực từ 06/07/2022) về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm do Ban Chấp hành Trung ương ban hành về vi phạm quy định về hôn nhân và gia đình như sau:
Vi phạm quy định về hôn nhân và gia đình
1- Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
a) Cản trở kết hôn, ly hôn trái pháp luật hoặc để con tảo hôn.
b) Trốn tránh nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con, lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên.
c) Cản trở người không trực tiếp nuôi con thăm nom con sau khi ly hôn (trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án).
d) Trốn tránh, không thực hiện nghĩa vụ giám hộ sau khi đã làm thủ tục công nhận giám hộ tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.
đ) Sửa chữa, làm sai lệch nội dung, giả mạo giấy tờ để đăng ký nuôi con nuôi.
2- Trường hợp đã bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ):
a) Vi phạm trong việc sửa chữa, làm sai lệch nội dung hoặc giả mạo giấy tờ để đăng ký kết hôn.
b) Thiếu trách nhiệm, xác nhận không đúng tình trạng hôn nhân dẫn đến việc đăng ký kết hôn bất hợp pháp.
c) Cố ý khai gian dối hoặc có hành vi lừa dối khi đăng ký kết hôn hoặc cho, nhận nuôi con nuôi.
3- Trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:
a) Vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng.
b) Ép buộc vợ (hoặc chồng), con làm những việc trái đạo lý, trái pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
c) Từ chối thực hiện, không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cha mẹ, nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật.
Mai Nguyễn Thúy Cẩm
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đảng viên có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nào? Kho bảo thuế có phải là địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa không?
- Không sử dụng đất trồng cây lâu năm liên tục trong 18 tháng bị phạt bao nhiêu tiền? Bị thu hồi đất trong trường hợp nào?
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?