Trường hợp nào được tách đấu nối theo quy định pháp luật hiện hành? Việc tách đấu nối vĩnh viễn trong tách đấu nối tự nguyện được quy định như thế nào?
Trường hợp nào được tách đấu nối theo quy định pháp luật hiện hành?
Tách đấu nối là việc tách lưới điện hoặc thiết bị điện của Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối ra khỏi lưới điện phân phối tại điểm đấu nối theo khoản 27 Điều 3 Thông tư 39/2015/TT-BCT.
Theo Điều 55 Thông tư 25/2016/TT-BCT quy định như sau:
Quy định chung về tách đấu nối và khôi phục đấu nối
1. Các trường hợp tách đấu nối bao gồm:
a) Tách đấu nối tự nguyện;
b) Tách đấu nối bắt buộc.
2. Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải phải chịu toàn bộ chi phí cho việc tách đấu nối và khôi phục đấu nối.
Đồng thời, theo Điều 58 Thông tư 39/2015/TT-BCT cũng có quy định như sau:
Quy định chung về tách đấu nối và khôi phục đấu nối
1. Các trường hợp tách đấu nối bao gồm:
a) Tách đấu nối tự nguyện là tách đấu nối theo đề nghị của Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối, bao gồm tách đấu nối vĩnh viễn và tách đấu nối tạm thời;
b) Tách đấu nối bắt buộc là tách đấu nối trong các trường hợp Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối vi phạm Thỏa thuận đấu nối, hợp đồng mua bán điện, vi phạm quy định về kiểm tra và giám sát vận hành các thiết bị đấu nối hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền khi Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối vi phạm các quy định của pháp luật.
2. Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối phải chịu toàn bộ chi phí cho việc tách đấu nối và khôi phục đấu nối.
Theo đó, các trường hợp tách đấu nối gồm tách đấu nối tự nguyện và tách đấu nối bắt buộc.
Tách đấu nối tự nguyện là tách đấu nối theo đề nghị của Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối, bao gồm tách đấu nối vĩnh viễn và tách đấu nối tạm thời;
Tách đấu nối bắt buộc là tách đấu nối trong các trường hợp Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối vi phạm Thỏa thuận đấu nối, hợp đồng mua bán điện, vi phạm quy định về kiểm tra và giám sát vận hành các thiết bị đấu nối hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền khi Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối vi phạm các quy định của pháp luật.
Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối phải chịu toàn bộ chi phí cho việc tách đấu nối.
Tách đấu nối (Hình từ Internet)
Việc tách đấu nối vĩnh viễn trong tách đấu nối tự nguyện được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 59 Thông tư 39/2015/TT-BCT quy định về tách đấu nối tự nguyện như sau:
Tách đấu nối tự nguyện
1. Tách đấu nối vĩnh viễn
a) Các trường hợp tách đấu nối vĩnh viễn Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối ra khỏi hệ thống điện phân phối và trách nhiệm của các bên liên quan phải được quy định trong Thoả thuận đấu nối và hợp đồng mua bán điện;
b) Khi có nhu cầu tách đấu nối vĩnh viễn ra khỏi hệ thống điện phân phối, Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối phải thông báo bằng văn bản cho Đơn vị phân phối điện và Cấp điều độ có quyền điều khiển ít nhất 01 tháng trước ngày dự kiến tách đấu nối vĩnh viễn. Trường hợp là Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối sở hữu các tổ máy phát điện đấu nối vào lưới điện phân phối thì phải thông báo bằng văn bản cho Đơn vị phân phối điện và Cấp điều độ có quyền điều khiển ít nhất 03 tháng trước ngày dự kiến tách đấu nối vĩnh viễn.
...
Theo đó, các trường hợp tách đấu nối vĩnh viễn Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối ra khỏi hệ thống điện phân phối và trách nhiệm của các bên liên quan phải được quy định trong Thoả thuận đấu nối và hợp đồng mua bán điện.
Khi có nhu cầu tách đấu nối vĩnh viễn ra khỏi hệ thống điện phân phối, Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối phải thông báo bằng văn bản cho Đơn vị phân phối điện và Cấp điều độ có quyền điều khiển ít nhất 01 tháng trước ngày dự kiến tách đấu nối vĩnh viễn.
Trường hợp là Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối sở hữu các tổ máy phát điện đấu nối vào lưới điện phân phối thì phải thông báo bằng văn bản cho Đơn vị phân phối điện và Cấp điều độ có quyền điều khiển ít nhất 03 tháng trước ngày dự kiến tách đấu nối vĩnh viễn.
Đơn vị phân phối điện có quyền tách đấu nối bắt buộc trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 60 Thông tư 39/2015/TT-BCT quy định về tách đấu nối bắt buộc như sau:
Tách đấu nối bắt buộc
Đơn vị phân phối điện có quyền tách đấu nối Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối ra khỏi hệ thống điện phân phối trong các trường hợp sau:
1. Theo yêu cầu tách đấu nối của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Các trường hợp tách đấu nối bắt buộc được quy định trong hợp đồng mua bán điện hoặc Thoả thuận đấu nối.
3. Trường hợp quy định tại Khoản 2 và Khoản 6 Điều 52 Thông tư này.
Theo đó, Đơn vị phân phối điện có quyền tách đấu nối Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối ra khỏi hệ thống điện phân phối trong các trường hợp sau:
- Theo yêu cầu tách đấu nối của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Các trường hợp tách đấu nối bắt buộc được quy định trong hợp đồng mua bán điện hoặc Thoả thuận đấu nối.
- Trường hợp quy định tại Khoản 2 và Khoản 6 Điều 52 Thông tư này.
Mai Hoàng Trúc Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hệ thống điện có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Anh em họ hàng xa có yêu nhau được không? Anh em họ hàng xa yêu nhau có vi phạm pháp luật không?
- Tốc độ tối đa của xe cơ giới khi tham gia giao thông trên đường bộ (trừ đường cao tốc) từ 2025 là bao nhiêu?
- Đất xây dựng cơ sở ngoại giao là đất gì? Có phải chuyển sang thuê đất khi sử dụng đất xây dựng cơ sở ngoại giao kết hợp với mục đích thương mại?
- Ngày truyền thống của Cựu chiến binh 6 12 là ngày để tôn vinh, biểu dương sự cống hiến to lớn của Cựu chiến binh đúng không?
- Quy trình, thủ tục cấp Quyết định phát hành trò chơi điện tử G1 trên mạng từ ngày 25/12/2024 thực hiện như thế nào?