Trường hợp nào phải kiểm tra tình hình sử dụng và tồn kho nguyên liệu, vật tư máy móc, thiết bị nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu?
- Trường hợp nào phải kiểm tra tình hình sử dụng và tồn kho nguyên liệu, vật tư máy móc, thiết bị nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu?
- Nội dung kiểm tra tình hình sử dụng và tồn kho nguyên liệu, vật tư máy móc, thiết bị nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu là gì?
- Địa điểm lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu và sản phẩm xuất khẩu là ở đâu?
Trường hợp nào phải kiểm tra tình hình sử dụng và tồn kho nguyên liệu, vật tư máy móc, thiết bị nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 40 Nghị định 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 18 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP về kiểm tra tình hình sử dụng và tồn kho nguyên liệu, vật tư máy móc, thiết bị:
Các trường hợp kiểm tra tình hình sử dụng và tồn kho nguyên liệu, vật tư máy móc, thiết bị:
(1) Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng có dấu hiệu rủi ro đã nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật tư mà quá chu kỳ nhưng không có sản phẩm xuất khẩu;
(2) Khi có dấu hiệu xác định tổ chức, cá nhân nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị hoặc xuất khẩu sản phẩm tăng, giảm bất thường so với năng lực sản xuất;
(3) Khi có dấu hiệu xác định tổ chức, cá nhân bán nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm vào nội địa nhưng không khai hải quan;
(4) Khi phát hiện tổ chức, cá nhân kê khai sản phẩm xuất khẩu không đúng quy định và không đúng thực tế;
Đối với các trường hợp (1), (2), tổ chức cá nhân có văn bản giải trình theo yêu cầu của cơ quan hải quan. Việc kiểm tra chỉ được thực hiện sau khi tổ chức, cá nhân không có giải trình hoặc cơ quan hải quan có căn cứ giải trình của tổ chức, cá nhân là không hợp lý.
Trường hợp nào phải kiểm tra tình hình sử dụng và tồn kho nguyên liệu, vật tư máy móc, thiết bị nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu? (Hình từ Internet)
Nội dung kiểm tra tình hình sử dụng và tồn kho nguyên liệu, vật tư máy móc, thiết bị nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu là gì?
Nội dung kiểm tra tình hình sử dụng và tồn kho nguyên liệu, vật tư máy móc, thiết bị nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu được quy định tại khoản 3 Điều 40 Nghị định 08/2015/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Kiểm tra hồ sơ hải quan, báo cáo nhập - xuất - tồn, chứng từ theo dõi nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập kho, xuất kho;
- Kiểm tra định mức thực tế sản phẩm xuất khẩu;
- Kiểm tra tính phù hợp của nguyên liệu, vật tư với sản phẩm xuất khẩu;
- Kiểm tra nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị trên dây chuyền sản xuất;
- Kiểm tra số lượng hàng hóa còn tồn trong kho;
- Kiểm tra số lượng thành phẩm chưa xuất khẩu.
Ngoài ra, việc xử lý kết quả kiểm tra được quy định như sau:
- Trường hợp qua kiểm tra phát hiện hàng hóa còn tồn, đang lưu giữ tại kho của tổ chức, cá nhân không đúng với số lượng trên hồ sơ, chứng từ, báo cáo quyết toán thì yêu cầu tổ chức, cá nhân giải trình bằng văn bản.
- Trường hợp cơ quan hải quan không chấp nhận giải trình và có đủ căn cứ để chứng minh tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về hải quan, về thuế, cơ quan hải quan quyết định việc ấn định thuế, xử lý vi phạm theo quy định.
Địa điểm lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu và sản phẩm xuất khẩu là ở đâu?
Căn cứ tại Điều 36 Nghị định 08/2015/NĐ-CP về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để gia công; hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu:
Thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để gia công; hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu
1. Trước khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng nguyên liệu, vật tư đầu tiên để thực hiện gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, tổ chức, cá nhân thông báo cơ sở sản xuất cho cơ quan hải quan.
2. Tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu báo cáo quyết toán việc quản lý, sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu.
3. Địa điểm lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu và sản phẩm xuất khẩu phải nằm trong khu vực sản xuất của tổ chức, cá nhân; trường hợp lưu giữ ngoài khu vực sản xuất thì tổ chức, cá nhân phải có văn bản, gửi cơ quan hải quan xem xét, quyết định.
4. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan, việc báo cáo quyết toán đối với nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị xuất khẩu, nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu; kiểm tra cơ sở sản xuất, năng lực sản xuất, tình hình sử dụng và tồn kho nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị.
Như vậy, địa điểm lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu và sản phẩm xuất khẩu phải nằm trong khu vực sản xuất của tổ chức, cá nhân.
Trường hợp lưu giữ ngoài khu vực sản xuất thì tổ chức, cá nhân phải có văn bản, gửi cơ quan hải quan xem xét, quyết định.
Phan Thanh Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hàng hóa xuất khẩu có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trình tự xác định địa giới đơn vị hành chính ở thực địa? Ủy ban nhân dân cấp nào lập, quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính?
- Chưa có chủ trương sáp nhập tỉnh, thành; triển khai sắp xếp tổ chức bộ máy ở cấp Trung ương
- Hướng dẫn đăng ký tài khoản định danh điện tử cho doanh nghiệp online trên Cổng dịch vụ công Quốc gia ra sao?
- Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân đúng không? Chỉ huy cao nhất trong QĐNDVN?
- Học sinh trường trung cấp có kết quả học tập loại khá được cấp học bổng khuyến khích học tập không?