Trường hợp nào Thẩm phán ra quyết định đình chỉ xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng?
- Thời hạn Thẩm phán ra quyết định đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng là bao lâu?
- Những trường hợp nào Thẩm phán ra quyết định đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng?
- Quyết định đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng của Tòa án có hiệu lực từ khi nào?
Thời hạn Thẩm phán ra quyết định đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng là bao lâu?
Căn cứ Điều 13 Pháp lệnh 03/2022/UBTVQH15 quy định như sau:
Kiểm tra hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính
1. Thẩm phán được phân công phải kiểm tra hồ sơ đề nghị về các nội dung sau đây:
a) Tài liệu trong hồ sơ đề nghị theo quy định tại khoản 2 Điều 100, khoản 2 Điều 102 hoặc khoản 2 Điều 104 của Luật Xử lý vi phạm hành chính;
b) Thời hiệu áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 2 Điều 6 của Luật Xử lý vi phạm hành chính;
c) Đối tượng bị đề nghị, thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
2. Trường hợp cần làm rõ tình trạng sức khỏe, tâm lý, điều kiện sống, học tập, làm việc của người bị đề nghị, Thẩm phán có thể tham vấn ý kiến của chuyên gia y tế, tâm lý, giáo dục, xã hội học, đại diện cơ quan, tổ chức nơi người bị đề nghị làm việc, đại diện nhà trường nơi người bị đề nghị học tập, đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận nơi người bị đề nghị cư trú và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
3. Thẩm phán có văn bản yêu cầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý cử trợ giúp viên pháp lý, luật sư hoặc Đoàn luật sư phân công tổ chức hành nghề luật sư cử luật sư trong trường hợp người bị đề nghị là người chưa thành niên quy định tại khoản 3 Điều 2 của Pháp lệnh này.
4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày được phân công, căn cứ vào kết quả kiểm tra hồ sơ, Thẩm phán phải quyết định về một trong các nội dung sau đây:
a) Yêu cầu bổ sung tài liệu;
b) Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
c) Mở phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
Như vậy, Thẩm phán phải ra quyết định đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày được phân công.
Trường hợp nào Thẩm phán ra quyết định đình chỉ xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng? (Hình từ Internet)
Những trường hợp nào Thẩm phán ra quyết định đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng?
Theo Điều 16 Pháp lệnh 03/2022/UBTVQH15 quy định về các trường hợp Thẩm phán ra quyết định đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa như sau:
Đình chỉ, tạm đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
1. Thẩm phán ra quyết định đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Hết thời hiệu áp dụng biện pháp xử lý hành chính quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 2 Điều 6 của Luật Xử lý vi phạm hành chính;
b) Người bị đề nghị đã chết;
c) Người bị đề nghị không thuộc đối tượng áp dụng biện pháp xử lý hành chính quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 92, khoản 1 Điều 94 hoặc khoản 1 Điều 96 của Luật Xử lý vi phạm hành chính;
d) Người bị đề nghị thuộc trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 92, khoản 2 Điều 94 hoặc khoản 2 Điều 96 của Luật Xử lý vi phạm hành chính;
đ) Người đề nghị rút đề nghị;
e) Người bị đề nghị đã có bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật đối với hành vi bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
g) Người bị đề nghị đang chấp hành hình phạt tù, đang chờ chấp hành hình phạt tù hoặc hình phạt tử hình theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
h) Người bị đề nghị mắc bệnh hiểm nghèo có chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên.
2. Thẩm phán ra quyết định tạm đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Hành vi vi phạm pháp luật của người bị đề nghị có dấu hiệu tội phạm và Tòa án phải chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự xem xét hoặc người bị đề nghị đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi đó;
b) Khi phát sinh tình tiết mới về tình trạng sức khỏe, tâm thần của người bị đề nghị và cần yêu cầu người đề nghị tiến hành trưng cầu giám định.
3. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày lý do tạm đình chỉ quy định tại khoản 2 Điều này không còn thì Tòa án ra quyết định tiếp tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc quyết định đình chỉ xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định của Pháp lệnh này.
Theo đó, các trường hợp Thẩm phán ra quyết định đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng như sau:
- Hết thời hiệu áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
- Người bị đề nghị đã chết;
- Người bị đề nghị không thuộc đối tượng áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
- Người bị đề nghị thuộc trường hợp quy định như sau:
+ Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
+ Người đang mang thai có chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên;
+ Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
- Người đề nghị rút đề nghị;
- Người bị đề nghị đã có bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật đối với hành vi bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
- Người bị đề nghị đang chấp hành hình phạt tù, đang chờ chấp hành hình phạt tù hoặc hình phạt tử hình theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
- Người bị đề nghị mắc bệnh hiểm nghèo có chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên.
Quyết định đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng của Tòa án có hiệu lực từ khi nào?
Tại quy định Điều 24 Pháp lệnh 03/2022/UBTVQH15 quy định về hiệu lực quyết định đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng như sau:
Hiệu lực các quyết định của Tòa án
1. Quyết định áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp xử lý hành chính, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng, quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị quy định tại Điều 32 của Pháp lệnh này mà không có khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị.
2. Các quyết định của Tòa án quy định tại Chương này, trừ các quyết định quy định tại khoản 1 Điều này có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định.
Như vậy, Quyết định đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng của Tòa án có hiệu lực từ ngày hết thời hạn khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị mà không có khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị.
Pháp lệnh 03/2022/UBTVQH15 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/02/2023
Tạ Thị Thanh Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Biện pháp xử lý hành chính có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời hạn thực hiện quyết toán hợp đồng xây dựng sử dụng vốn đầu tư công không được vượt quá bao lâu?
- Đất công trình thủy lợi là đất gì? Đất công trình thủy lợi được sử dụng không nhằm mục đích kinh doanh thì có thu tiền sử dụng đất không?
- Định danh tài khoản mạng xã hội là gì? Mạng xã hội cung cấp cho cộng đồng người sử dụng các dịch vụ gì?
- Hành lý sẽ được thanh lý trong trường hợp nào? Thủ tục thanh lý hành lý được thực hiện như thế nào?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú với đảng viên là cán bộ công chức viên chức đi học tập trung 12 tháng trong năm?