Trường hợp người có lỗi gây ra thiệt hại có trách nhiệm hoàn trả các khoản bảo đảm tài chính để thi hành án chết thì xử lý ra sao?
- Có giới hạn số lần được hoàn trả các khoản bảo đảm tài chính để thi hành án hay không?
- Cơ quan nào phải nộp số tiền được thu hồi từ người có lỗi gây ra thiệt hại vào ngân sách?
- Trường hợp người có lỗi gây ra thiệt hại có trách nhiệm hoàn trả các khoản bảo đảm tài chính để thi hành án chết thì xử lý ra sao?
Có giới hạn số lần được hoàn trả các khoản bảo đảm tài chính để thi hành án hay không?
Có giới hạn số lần được hoàn trả các khoản bảo đảm tài chính để thi hành án hay không? (Hình từ Internet)
Theo Điều 12 Thông tư liên tịch 07/2016/TTLT-BTP-BTC quy định như sau:
Thực hiện việc hoàn trả
1. Việc hoàn trả có thể được thực hiện một lần hoặc nhiều lần.
2. Trường hợp việc hoàn trả được thực hiện một lần thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày Quyết định hoàn trả có hiệu lực pháp luật, người có trách nhiệm hoàn trả phải trả đủ số tiền đã được xác định trong Quyết định hoàn trả.
3. Trường hợp thực hiện hoàn trả nhiều lần thì người có trách nhiệm hoàn trả số tiền theo mức và thời hạn đã được xác định trong Quyết định hoàn trả.
4. Trong trường hợp việc hoàn trả được thực hiện bằng cách trừ dần vào lương hàng tháng của người có lỗi gây ra thiệt hại thì mức tối thiểu không dưới 10% và tối đa không quá 30% thu nhập từ tiền lương hàng tháng.
Theo đó, số lần được hoàn trả các khoản bảo đảm tài chính để thi hành án có thể được thực hiện một lần hoặc nhiều lần và được quy định cụ thể như sau:
– Trường hợp việc hoàn trả được thực hiện một lần thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày Quyết định hoàn trả có hiệu lực pháp luật, người có trách nhiệm hoàn trả phải trả đủ số tiền đã được xác định trong Quyết định hoàn trả.
– Trường hợp thực hiện hoàn trả nhiều lần thì người có trách nhiệm hoàn trả số tiền theo mức và thời hạn đã được xác định trong Quyết định hoàn trả.
Lưu ý: Trong trường hợp việc hoàn trả được thực hiện bằng cách trừ dần vào lương hàng tháng của người có lỗi gây ra thiệt hại thì mức tối thiểu không dưới 10% và tối đa không quá 30% thu nhập từ tiền lương hàng tháng.
Cơ quan nào phải nộp số tiền được thu hồi từ người có lỗi gây ra thiệt hại vào ngân sách?
Theo Điều 11 Thông tư liên tịch 07/2016/TTLT-BTP-BTC quy định như sau:
Thủ tục hoàn trả các khoản bảo đảm tài chính để thi hành án vào ngân sách nhà nước
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thực hiện xong việc chi trả tiền thi hành án, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức phải thi hành án có trách nhiệm ra quyết định về mức hoàn trả, thời hạn hoàn trả trên cơ sở đề nghị của Hội đồng quy định tại Điều 3 của Thông tư này thu hồi số tiền hoàn trả của người gây thiệt hại để nộp ngân sách nhà nước.
Số tiền được thu hồi từ người có lỗi gây ra thiệt hại phải được nộp vào ngân sách Trung ương đối với các cơ quan, tổ chức phải thi hành án là đơn vị thuộc Trung ương quản lý do ngân sách Trung ương bảo đảm tài chính để thi hành án hoặc nộp vào ngân sách địa phương đối với các cơ quan, tổ chức phải thi hành án là đơn vị thuộc địa phương quản lý do ngân sách địa phương bảo đảm tài chính để thi hành án.
Việc quyết toán, thu, nộp ngân sách số tiền thu hồi được thực hiện theo chế độ quản lý tài chính hiện hành.
2. Trong trường hợp người có lỗi gây ra thiệt hại đồng thời là Thủ trưởng cơ quan, tổ chức phải thi hành án thì Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức phải thi hành án ra quyết định về mức hoàn trả, thời hạn hoàn trả vào ngân sách nhà nước.
3. Quyết định hoàn trả phải ghi rõ mức hoàn trả, thời hạn hoàn trả, khoản người có lỗi đã thi hành xong theo quy định tại khoản 1 Điều 2 của Thông tư này và khoản tiếp tục phải hoàn trả. Quyết định hoàn trả phải được gửi cho người có lỗi gây ra thiệt hại và những người có liên quan để thực hiện. Trong trường hợp có đơn yêu cầu được miễn, giảm mức hoàn trả, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức phải thi hành án có trách nhiệm xem xét, quyết định theo thẩm quyền. Quyết định về việc miễn, giảm mức hoàn trả phải nêu rõ căn cứ pháp lý và lý do giải quyết.
4. Trường hợp người phải hoàn trả không thống nhất với mức hoàn trả hoặc từ chối hoàn trả thì có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện quyết định hoàn trả theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính
Theo đó, căn cứ quy định trên thì số tiền được thu hồi từ người có lỗi gây ra thiệt hại phải được nộp vào ngân sách Trung ương đối với các cơ quan, tổ chức phải thi hành án là đơn vị thuộc Trung ương quản lý do ngân sách Trung ương bảo đảm tài chính để thi hành án hoặc nộp vào ngân sách địa phương đối với các cơ quan, tổ chức phải thi hành án là đơn vị thuộc địa phương quản lý do ngân sách địa phương bảo đảm tài chính để thi hành án.
Lưu ý:
– Việc quyết toán, thu, nộp ngân sách số tiền thu hồi được thực hiện theo chế độ quản lý tài chính hiện hành.
– Trong trường hợp người có lỗi gây ra thiệt hại đồng thời là Thủ trưởng cơ quan, tổ chức phải thi hành án thì Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức phải thi hành án ra quyết định về mức hoàn trả, thời hạn hoàn trả vào ngân sách nhà nước.
– Quyết định hoàn trả phải ghi rõ mức hoàn trả, thời hạn hoàn trả, khoản người có lỗi đã thi hành xong và khoản tiếp tục phải hoàn trả.
Quyết định hoàn trả phải được gửi cho người có lỗi gây ra thiệt hại và những người có liên quan để thực hiện.
Trong trường hợp có đơn yêu cầu được miễn, giảm mức hoàn trả, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức phải thi hành án có trách nhiệm xem xét, quyết định theo thẩm quyền. Quyết định về việc miễn, giảm mức hoàn trả phải nêu rõ căn cứ pháp lý và lý do giải quyết.
– Trường hợp người phải hoàn trả không thống nhất với mức hoàn trả hoặc từ chối hoàn trả thì có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện quyết định hoàn trả theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính
Trường hợp người có lỗi gây ra thiệt hại có trách nhiệm hoàn trả các khoản bảo đảm tài chính để thi hành án chết thì xử lý ra sao?
Theo khoản 2 Điều 13 Thông tư liên tịch 07/2016/TTLT-BTP-BTC quy định như sau:
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức đối với việc hoàn trả của người có lỗi gây ra thiệt hại trong một số trường hợp cụ thể
2. Trường hợp người có trách nhiệm hoàn trả đã chết sau khi có Quyết định hoàn trả và người có trách nhiệm hoàn trả có tài sản thừa kế và người thừa kế, thì những người thừa kế di sản của người đó phải thực hiện nghĩa vụ hoàn trả theo quy định của pháp luật thừa kế; trường hợp người có trách nhiệm hoàn trả chết mà không có tài sản thừa kế thì cơ quan, tổ chức phải thi hành án có trách nhiệm xác minh, lập thành văn bản và có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó cư trú khi còn sống về việc người đó không còn di sản. Ngay sau khi hoàn thành việc xác minh, cơ quan, tổ chức phải thi hành án phải ra quyết định miễn thực hiện trách nhiệm hoàn trả. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định miễn thực hiện trách nhiệm hoàn trả, cơ quan, tổ chức phải thi hành án phải báo cáo bằng văn bản và gửi kèm theo quyết định miễn thực hiện trách nhiệm hoàn trả tới cơ quan cấp trên trực tiếp và cơ quan tài chính có thẩm quyền.
Trường hợp người có trách nhiệm hoàn trả đã chết trước khi có Quyết định hoàn trả thì cơ quan, tổ chức phải thi hành án không xem xét trách nhiệm hoàn trả đối với người đó.
...
Theo đó, trường hợp người có lỗi gây ra thiệt hại có trách nhiệm hoàn trả các khoản bảo đảm tài chính để thi hành án chết thì xử lý như sau:
– Trường hợp người có trách nhiệm hoàn trả đã chết sau khi có Quyết định hoàn trả:
+ Người có trách nhiệm hoàn trả có tài sản thừa kế và người thừa kế thì những người thừa kế di sản của người đó phải thực hiện nghĩa vụ hoàn trả theo quy định của pháp luật thừa kế;
+ Người có trách nhiệm hoàn trả chết mà không có tài sản thừa kế thì cơ quan, tổ chức phải thi hành án có trách nhiệm xác minh, lập thành văn bản và có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó cư trú khi còn sống về việc người đó không còn di sản.
Ngay sau khi hoàn thành việc xác minh, cơ quan, tổ chức phải thi hành án phải ra quyết định miễn thực hiện trách nhiệm hoàn trả. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định miễn thực hiện trách nhiệm hoàn trả, cơ quan, tổ chức phải thi hành án phải báo cáo bằng văn bản và gửi kèm theo quyết định miễn thực hiện trách nhiệm hoàn trả tới cơ quan cấp trên trực tiếp và cơ quan tài chính có thẩm quyền.
– Trường hợp người có trách nhiệm hoàn trả đã chết trước khi có Quyết định hoàn trả thì cơ quan, tổ chức phải thi hành án không xem xét trách nhiệm hoàn trả đối với người đó.
Huỳnh Lê Bình Nhi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thi hành án có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể đảng đoàn, ban cán sự đảng mới nhất? Nội dung báo cáo kiểm điểm tập thể đảng đoàn, ban cán sự đảng?
- Thời điểm tính thuế tự vệ là ngày đăng ký tờ khai hải quan đúng không? Số tiền thuế tự vệ nộp thừa được xử lý như thế nào?
- Giảm giá đến 100% trong Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam Online Friday?
- Cách ghi trách nhiệm nêu gương trong Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 mẫu 02B?
- Bản kiểm điểm Đảng viên năm 2024 không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mẫu 02A-HD KĐ.ĐG thế nào?