Trường hợp quên số sổ bảo hiểm xã hội thì người lao động phải làm thế nào để tìm lại số sổ bảo hiểm xã hội?
Số sổ bảo hiểm xã hội là gì? Mỗi người có mấy số sổ?
Căn cứ tại Quyết định 1035/QĐ-BHXH năm 2015 thì Mẫu sổ bảo hiểm xã hội hiện nay đang được thực hiện theo mẫu được quy định tại Quyết định này.
Cụ thể, Điều 4 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1035/QĐ-BHXH năm 2015 quy định:
Nội dung ghi, xác nhận, chốt sổ BHXH
1. Nội dung ghi trên bìa sổ BHXH.
1.1. Nội dung in trên trang 1: Tại ô trống ghi các dòng chữ:
- Dòng thứ nhất: Ghi đầy đủ họ và tên của người tham gia bằng chữ in hoa, cỡ chữ 16, kiểu chữ đứng, đậm.
- Dòng thứ hai: Ghi từ “Số sổ:” và “số định danh của người tham gia”, bằng chữ in thường, cỡ chữ 16, kiểu chữ đứng, đậm.
Trường hợp cấp lại sổ BHXH, dưới dòng ghi “số sổ” thì ghi thêm dòng chữ “Cấp lần …”, bằng chữ in thường, cỡ chữ 16, kiểu chữ đứng, đậm.
1.2. Nội dung ghi trên trang 2:
...
c) Tiêu thức quản lý người tham gia BHXH: Ghi các dòng chữ màu đen bằng chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng.
- Số sổ: Ghi số định danh của người tham gia theo quy định của cơ quan Bảo hiểm xã hội.
- Họ và tên: Ghi đầy đủ họ và tên của người tham gia bằng chữ in hoa.
Như vậy, phần số sổ bảo hiểm xã hội chính là ghi số định danh của người tham gia theo quy định của cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH).
Bên cạnh đó, theo khoản 2.13 Điều 2 Quy trình ban hành kèm Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, đã quy định mã số BHXH là số định danh cá nhân duy nhất của người tham gia do cơ quan BHXH cấp để ghi trên sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế.
Đồng thời, tại Điều 3 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1035/QĐ-BHXH năm 2015 quy định:
Quy định về mẫu sổ bảo hiểm xã hội
Phôi sổ BHXH gồm tờ bìa (gập đôi có 04 trang) và các tờ rời.
...
1.3. Nội dung in sẵn trên phôi bìa sổ.
c) Trang 4:
- Trên cùng in dòng chữ “NHỮNG ĐIỀU CHÚ Ý” mầu đen bằng chữ in hoa, cỡ chữ 16, kiểu chữ đứng, đậm.
- Tiếp dưới in các dòng chữ màu đen, bằng chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng với nội dung như sau:
“1. Cơ quan Bảo hiểm xã hội là cơ quan nhà nước có chức năng thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; thanh tra việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và nhiệm vụ khác theo quy định.
2. Sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho người tham gia để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
3. Người tham gia được cấp và bảo quản một sổ bảo hiểm xã hội duy nhất. Cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý sổ bảo hiểm xã hội khi người tham gia hưởng chế độ hưu trí, tử tuất.
Như vậy, luật cũng đã lưu ý rằng mỗi người tham gia bảo hiểm xã hội được cấp và bảo quản 01 sổ bảo hiểm xã hội duy nhất.
Vì mỗi người lao động sẽ có 01 số sổ bảo hiểm xã hội duy nhất nên người lao động trách nhiệm giữ và bảo quản sổ của mình.Số sổ này sẽ đi theo người lao động trong suốt quá trình đóng và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.
Trường hợp quên số sổ bảo hiểm xã hội thì người lao động phải làm thế nào tìm lại số sổ bảo hiểm xã hội? (Hình từ internet)
Trường hợp quên số sổ bảo hiểm xã hội thì người lao động phải làm thế nào tìm lại số sổ bảo hiểm xã hội?
Thực tế, mỗi người lao động tham gia bảo hiểm đều có số sổ bảo hiểm xã hội riêng. Số này sẽ được in trực tiếp trên sổ bảo hiểm xã hội và thẻ bảo hiểm y tế của người tham gia bảo hiểm.
Vì vậy, trường hợp quên số sổ bảo hiểm xã hội thì người lao động có thể tìm thủ công bằng cách tìm ở sổ bảo hiểm xã hội hoặc thẻ bảo hiểm y tế của mình.
Bên cạnh đó, người lao động có thể tìm số bảo hiểm xã hội thông qua các nền tảng trực tuyến như ứng dụng VssID hoặc Cổng thông tin điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Gợi ý mốt số cách tra cứu số sổ bảo hiểm xã hội như thế nào?
*Gợi ý cách tìm số sổ bảo hiểm xã hội trên thẻ bảo hiểm y tế
Số sổ bảo hiểm xã hội cũng được thể hiện trên thẻ BHYT của người lao động nên nếu quên số số BHXH thì có thể mở thẻ BHYT để lấy thông tin.
Với 02 mẫu thẻ BHYT đang được áp dụng hiện nay, việc nhận biết số sổ bảo hiểm xã hội sẽ có sự khác biệt nhất định.
- Một là, nếu đang dùng thẻ BHYT mẫu cũ, số sổ bảo hiểm xã hội tương ứng là 10 số cuối của mã số thẻ BHYT.
- Hai là nếu đang sử dụng mẫu thẻ BHYT mới, số sổ bảo hiểm xã hội tương ứng là mã số BHYT trên thẻ.
* Gợi ý tra cứu trên VssID khi không nhớ số sổ bảo hiểm xã hội
Người lao động có thể tra cứu số sổ bảo hiểm xã hội thông qua tài khoản VssID của người khác hoặc tận dụng tính năng tra cứu mã số BHXH trong phần đăng ký tài khoản.
Một là, Tra cứu số sổ BHXH thông qua tài khoản VssID của người khác:
- Bước 1: Đăng nhập tài khoản VssID.
- Bước 2: Chọn Tra cứu >> Tra cứu mã số BHXH.
- Bước 3: Điền thông tin.
- Bước 4: Xem số sổ bảo hiểm xã hội.
Hai là Tra cứu số Sổ bảo hiểm xã hội bằng số CMND/CCCD
- Bước 1: Truy cập vào đường link:
https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/Pages/tra-cuu-ho-gia-dinh.aspx
- Bước 2: Điền đầy đủ, chính xác thông tin tại các mục sau:
- Bước 3: Ấn vào “Tra cứu”
+ Kết quả trả về là mã số BHXH của người tham gia cùng các thông tin liên quan như họ tên, giới tính, ngày sinh, mã hộ, địa chỉ…
Châu Thị Nhựt Nam
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Sổ bảo hiểm xã hội có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đề cương báo cáo nội dung về công tác thanh tra định kỳ mới nhất? Có bao nhiêu nguyên tắc hoạt động thanh tra?
- Trong chiến dịch Đông Xuân 1953 1954 Liên quân Việt Lào giải phóng thị xã Thà Khẹt vào thời gian nào?
- Có được trừ ngày nghỉ phép năm vào lịch nghỉ Tết âm lịch của người lao động tại các doanh nghiệp không?
- Cá nhân cải tạo nhà ở có phải kết hợp với việc giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử văn hóa không?
- Chủ hàng hóa xuất nhập khẩu là người khai hải quan đúng không? Gian lận thuế là hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan?