Trường hợp sĩ quan đã xuất ngũ về địa phương nay muốn sang làm việc trong biên chế thì có phải hoàn trả chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội đã nhận không?
- Sĩ quan, hạ sĩ quan là gì?
- Khi nào sĩ quan, hạ sĩ quan thôi phục vụ trong Công an nhân dân được xuất ngũ về địa phương?
- Sĩ quan, hạ sĩ quan xuất ngũ được hưởng các chế độ nào?
- Trường hợp đã xuất ngũ về địa phương nay muốn sang làm việc trong biên chế thì có phải hoàn trả chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội đã nhận không?
Sĩ quan, hạ sĩ quan là gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 2 Luật Công an nhân dân 2018 quy định sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ là công dân Việt Nam được tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện và hoạt động trong lĩnh vực nghiệp vụ của Công an nhân dân, được phong, thăng cấp bậc hàm cấp tướng, cấp tá, cấp úy, hạ sĩ quan.
Căn cứ khoản 4 Điều 2 Luật Công an nhân dân 2018 quy định sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật là công dân Việt Nam được tuyển chọn, hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn kỹ thuật của Công an nhân dân, được phong, thăng cấp bậc hàm cấp tá, cấp úy, hạ sĩ quan.
Căn cứ khoản 5 Điều 2 Luật Công an nhân dân 2018 quy định hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ là công dân Việt Nam thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân, được phong, thăng cấp bậc hàm Thượng sĩ, Trung sĩ, Hạ sĩ, Binh nhất, Binh nhì.
Khi nào sĩ quan, hạ sĩ quan thôi phục vụ trong Công an nhân dân được xuất ngũ về địa phương?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Nghị định 49/2019/NĐ-CP quy định sĩ quan, hạ sĩ quan thôi phục vụ trong Công an nhân dân được xuất ngũ về địa phương khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Không đủ điều kiện để nghỉ hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định này và không chuyển ngành;
- Đủ điều kiện nghỉ hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định này mà có yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần để ra nước ngoài định cư hoặc đang mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ trướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.
Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 3 Nghị định 49/2019/NĐ-CP quy định sĩ quan, hạ sĩ quan được nghỉ hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
- Hết hạn tuổi phục vụ theo quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 30 Luật Công an nhân dân năm 2018 và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên;
- Nam đủ 25 năm, nữ đủ 20 năm phục vụ trong Công an nhân dân trở lên, trong đó có ít nhất 5 năm được tính thâm niên công an và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên nhưng chưa đủ điều kiện về tuổi nghỉ hưu mà Công an nhân dân không còn nhu cầu bố trí hoặc không chuyển ngành hoặc sĩ quan, hạ sĩ quan tự nguyện xin nghỉ.
Trợ cấp
Sĩ quan, hạ sĩ quan xuất ngũ được hưởng các chế độ nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Nghị định 49/2019/NĐ-CP quy định sĩ quan, hạ sĩ quan xuất ngũ được hưởng các chế độ sau:
- Được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội và các chế độ khác theo quy định của pháp luật;
- Trợ cấp một lần: Cứ mỗi năm công tác được tính bằng một tháng tiền lương hiện hưởng;
- Trợ cấp một lần của thời gian tăng thêm do quy đổi quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định này;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được trợ cấp tạo việc làm bằng 06 lần mức lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời điểm xuất ngũ; được ưu tiên vào học nghề tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc giới thiệu việc làm tại các trung tâm dịch vụ việc làm của các bộ, ngành, đoàn thể, địa phương và các tổ chức kinh tế - xã hội khác; được ưu tiên tuyển chọn theo các chương trình hợp tác đưa người đi lao động nước ngoài.
Như vậy, sĩ quan, hạ sĩ quan xuất ngũ được hưởng các chế độ theo quy định nêu trên. Theo đó, sĩ quan, hạ sĩ quan xuất ngũ được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.
Trường hợp đã xuất ngũ về địa phương nay muốn sang làm việc trong biên chế thì có phải hoàn trả chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội đã nhận không?
Căn cứ khoản 3 Điều 5 Nghị định 49/2019/NĐ-CP quy định sĩ quan, hạ sĩ quan đã xuất ngũ về địa phương trong thời gian không quá 01 năm (12 tháng) kể từ ngày quyết định xuất ngũ có hiệu lực như sau:
- Nếu tìm được việc làm mới và có yêu cầu chuyển ngành sang làm việc trong biên chế tại các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị và tổ chức chính trị - xã hội hưởng lương từ ngân sách nhà nước thì phải hoàn trả chế độ trợ cấp đã nhận theo quy định tại các điểm a và b khoản 2 Điều này;
- Nếu chuyển sang làm việc tại doanh nghiệp, đơn vị không hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc có nguyện vọng được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội thì phải hoàn trả lại chế độ trợ cấp đã nhận theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì sĩ quan đã xuất ngũ về địa phương trong thời gian không quá 01 năm (12 tháng) kể từ ngày quyết định xuất ngũ có hiệu lực nếu tìm được việc làm mới và có yêu cầu chuyển ngành sang làm việc trong biên chế tại các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị và tổ chức chính trị - xã hội hưởng lương từ ngân sách nhà nước thì phải hoàn trả chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội.
Mai Nguyễn Thúy Cẩm
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Sĩ quan có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?
- Sự ra đời của Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc? Thời gian tổ chức Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 18 11?
- Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt khi kinh doanh gôn là bao nhiêu? Xác định số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp khi kinh doanh gôn?
- 03 lưu ý quan trọng khi đánh giá xếp loại đảng viên cuối năm? Điều kiện cơ bản để được đánh giá xếp loại?