Trường hợp vật chứng là đồ cổ thì việc xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự được quy định như thế nào?
Trường hợp vật chứng là đồ cổ thì việc xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự được quy định như thế nào?
Trường hợp vật chứng là đồ cổ thì việc xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự được quy định như thế nào? (hình ảnh từ Internet)
Căn cứ Điều 90 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Bảo quản vật chứng
1. Vật chứng phải được bảo quản nguyên vẹn, không để mất mát, lẫn lộn, hư hỏng. Việc bảo quản vật chứng được thực hiện như sau:
a) Vật chứng cần được niêm phong thì phải niêm phong ngay sau khi thu thập. Việc niêm phong, mở niêm phong được lập biên bản và đưa vào hồ sơ vụ án. Việc niêm phong, mở niêm phong vật chứng được thực hiện theo quy định của Chính phủ;
b) Vật chứng là tiền, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, vũ khí quân dụng phải được giám định ngay sau khi thu thập và phải chuyển ngay để bảo quản tại Kho bạc Nhà nước hoặc cơ quan chuyên trách khác. Nếu vật chứng là tiền, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ lưu dấu vết của tội phạm thì tiến hành niêm phong theo quy định tại điểm a khoản này; vật chứng là vi khuẩn nguy hại, bộ phận cơ thể người, mẫu mô, mẫu máu và các mẫu vật khác của cơ thể người được bảo quản tại cơ quan chuyên trách theo quy định của pháp luật;
c) Vật chứng không thể đưa về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng để bảo quản thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng giao vật chứng đó cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp đồ vật, tài sản hoặc người thân thích của họ hoặc chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức nơi có vật chứng bảo quản;
d) Vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản thì cơ quan có thẩm quyền trong phạm vi quyền hạn của mình quyết định bán theo quy định của pháp luật và chuyển tiền đến tài khoản tạm giữ của cơ quan có thẩm quyền tại Kho bạc Nhà nước để quản lý;
đ) Vật chứng đưa về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bảo quản thì cơ quan Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm bảo quản vật chứng trong giai đoạn điều tra, truy tố; cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm bảo quản vật chứng trong giai đoạn xét xử và thi hành án.
2. Người có trách nhiệm bảo quản vật chứng mà để mất mát, hư hỏng, phá hủy niêm phong, tiêu dùng, sử dụng trái phép, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu, hủy hoại vật chứng của vụ án thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.
Trường hợp thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, hủy, làm hư hỏng vật chứng của vụ án nhằm làm sai lệch hồ sơ vụ án thì phải chịu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của luật.
Theo đó, trong trường hợp vật chứng là đồ cổ thì phải được giám định ngay sau khi thu thập và phải chuyển ngay để bảo quản tại Kho bạc Nhà nước hoặc cơ quan chuyên trách khác.
Nếu vật chứng là đồ cổ lưu dấu vết của tội phạm thì tiến hành niêm phong theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 90 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
Xử lý vật chứng trong vụ án hình sự tạm đình chỉ được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 13 Thông tư liên tịch 01/2020/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP-BNN&PTNT-BTC-BTP hướng dẫn điểm đ khoản 1 Điều 90 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:
Quản lý, xử lý vật chứng, tài liệu đồ vật, tài sản tạm giữ trong vụ án, vụ việc tạm đình chỉ
1. Việc quản lý, xử lý vật chứng, tài liệu, đồ vật, tài sản tạm giữ trong vụ án, vụ việc tạm đình chỉ được thực hiện theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 90 và khoản 3 Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự. Trường hợp xử lý vật chứng, tài liệu, đồ vật, tài sản tạm giữ có tính chất phức tạp thì các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trao đổi, thống nhất bằng văn bản biện pháp xử lý trước khi ra quyết định xử lý.
2. Quyết định xử lý vật chứng, tài liệu, đồ vật, tài sản tạm giữ được gửi ngay cho cơ quan quản lý vật chứng, tài sản tạm giữ, người có liên quan để thực hiện. Trường hợp tạm đình chỉ vụ án, vụ việc nhưng không xử lý vật chứng, tài liệu, đồ vật, tài sản tạm giữ thì cơ quan ra quyết định thông báo cho cơ quan quản lý vật chứng, tài sản tạm giữ để tiếp tục bảo quản. Trong quá trình quản lý, nếu phát hiện vật chứng, tài sản tạm giữ bị hư hỏng, biến chất hoặc có thể gây mất an toàn thì cơ quan, người quản lý vật chứng, tài sản tạm giữ kịp thời thông báo cho cơ quan ra quyết định tạm đình chỉ để có biện pháp xử lý.
Theo quy định này, vật chứng trong vụ án tạm đình chỉ được xử lý như sau:
- Việc xử lý vật chứng trong vụ án tạm đình chỉ được thực hiện theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 90 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 và khoản 3 Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
- Trường hợp xử lý vật chứng có tính chất phức tạp thì các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trao đổi, thống nhất bằng văn bản biện pháp xử lý trước khi ra quyết định xử lý.
- Quyết định xử lý vật chứng được gửi ngay cho cơ quan quản lý vật chứng người có liên quan để thực hiện.
- Trường hợp tạm đình chỉ vụ án nhưng không xử lý vật chứng thì cơ quan ra quyết định thông báo cho cơ quan quản lý vật chứng để tiếp tục bảo quản.
- Trong quá trình quản lý, nếu phát hiện vật chứng bị hư hỏng, biến chất hoặc có thể gây mất an toàn thì cơ quan, người quản lý vật chứng kịp thời thông báo cho cơ quan ra quyết định tạm đình chỉ để có biện pháp xử lý.
Kiểm sát viên có trách nhiệm kiểm sát việc xử lý vật chứng trong vụ án hình sự không?
Căn cứ khoản 7 Điều 54 Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định như sau:
Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khám xét, thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật
...
7. Trong quá trình thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khám xét, thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật, Kiểm sát viên phải kiểm sát chặt chẽ việc thu giữ, niêm phong, bảo quản, xử lý vật chứng theo quy định tại các điều 90, 106 và 199 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Như vậy, trong quá trình kiểm sát việc khám xét, thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật, Kiểm sát viên phải kiểm sát chặt chẽ việc thu giữ, niêm phong, bảo quản, xử lý vật chứng theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành.
Phạm Thị Xuân Hương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Xử lý vật chứng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đề án sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên biệt, giáo dục thường xuyên mới nhất?
- Dự án đầu tư xây dựng mới cảng hàng không thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của cơ quan nào?
- Lịch tháng 1 năm 2025 Âm và Dương chi tiết như thế nào? Tết Âm lịch 2025 rơi vào ngày bao nhiêu tháng 1/2025?
- Thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là điều kiện bắt buộc để nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam đúng không?
- Kỷ luật trong Đảng là gì? Đảng viên bị bệnh gì được hoãn xử lý kỷ luật? 12 Nguyên tắc thi hành kỷ luật trong Đảng?