Trường mẫu giáo tư thục có được thực hiện huy động vốn dưới hình thức đóng góp cổ phần hay không?
Trường mẫu giáo tư thục có được huy động vốn dưới hình thức đóng góp cổ phần hay không?
Tài chính của trường mẫu giáo tư thục được quy định tại khoản 2 Điều 20 Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 13/2015/TT-BGDĐT như sau:
Tài chính
1. Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện góp vốn, tự chủ về tài chính, tự cân đối thu chi; thực hiện các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, kiểm toán, nghĩa vụ với ngân sách nhà nước và những quy định hiện hành khác liên quan.
2. Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục được phép huy động vốn dưới hình thức đóng góp cổ phần, góp vốn từ người lao động trong đơn vị, huy động các nguồn vốn hợp pháp khác thông qua hợp tác, liên kết với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, cá nhân trong và ngoài nước. Nội dung huy động vốn dưới dạng cổ phần phải được thể hiện trong Đề án thành lập trường.
...
Theo đó, trường mẫu giáo tư thục được phép huy động vốn dưới hình thức đóng góp cổ phần, góp vốn từ người lao động trong đơn vị, huy động các nguồn vốn hợp pháp khác thông qua hợp tác, liên kết với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, cá nhân trong và ngoài nước.
Lưu ý: Nội dung huy động vốn dưới dạng cổ phần phải được thể hiện trong Đề án thành lập trường.
Trường mẫu giáo tư thục (Hình từ Internet)
Nguồn tài chính của trường mẫu giáo tư thục đến từ những hoạt động gì?
Nguồn tài chính của trường mẫu giáo tư thục được quy định tại khoản 3 Điều 20 Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 13/2015/TT-BGDĐT như sau:
Tài chính
...
3. Nguồn tài chính của nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục bao gồm:
a) Vốn góp của tổ chức, cá nhân thành lập trường và nguồn tài chính bổ sung từ kết quả hoạt động hàng năm của nhà trường;
b) Học phí, lệ phí thu từ người học theo quy định của pháp luật;
c) Lãi tiền gửi tại ngân hàng, Kho bạc Nhà nước và các tổ chức tín dụng;
d) Các khoản đầu tư, tài trợ, viện trợ, ủng hộ, quà tặng của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
đ) Vốn vay của các ngân hàng, tổ chức tín dụng, cá nhân;
e) Hỗ trợ từ ngân sách khi thực hiện nhiệm vụ do Nhà nước giao;
g) Các khoản thu hợp pháp khác.
Theo đó, nguồn tài chính của trường mẫu giáo tư thục bao gồm:
- Vốn góp của tổ chức, cá nhân thành lập trường và nguồn tài chính bổ sung từ kết quả hoạt động hàng năm của nhà trường;
- Học phí, lệ phí thu từ người học theo quy định của pháp luật;
- Lãi tiền gửi tại ngân hàng, Kho bạc Nhà nước và các tổ chức tín dụng;
- Các khoản đầu tư, tài trợ, viện trợ, ủng hộ, quà tặng của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
- Vốn vay của các ngân hàng, tổ chức tín dụng, cá nhân;
- Hỗ trợ từ ngân sách khi thực hiện nhiệm vụ do Nhà nước giao;
- Các khoản thu hợp pháp khác.
Trường mẫu giáo tư thục sử dụng nguồn tài chính cho những hoạt động nào?
Các khoản chi của trường mẫu giáo tư thục được quy định tại Điều 21 Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 13/2015/TT-BGDĐT như sau:
Nội dung chi
1. Chi tiền lương, phụ cấp lương, tiền công, tiền thưởng; các khoản bảo hiểm; hoạt động đoàn thể; các khoản chi phí cho hoạt động chuyên môn, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên của trường;
2. Chi tiền ăn và phục vụ trẻ bán trú (nếu có);
3. Chi quản lý hành chính;
4. Chi đầu tư xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi; tài liệu giảng dạy và học tập; chi trả tiền thuê cơ sở vật chất (nếu có);
5. Chi khấu hao tài sản cố định;
6. Chi thực hiện nghĩa vụ thuế đối với cơ quan Nhà nước;
7. Chi phúc lợi tập thể, khen thưởng;
8. Các khoản chi hợp pháp khác.
Theo đó, trường mẫu giáo tư thục sử dụng nguồn tài chính cho những hoạt động sau đây:
- Chi tiền lương, phụ cấp lương, tiền công, tiền thưởng; các khoản bảo hiểm; hoạt động đoàn thể; các khoản chi phí cho hoạt động chuyên môn, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên của trường;
- Chi tiền ăn và phục vụ trẻ bán trú (nếu có);
- Chi quản lý hành chính;
- Chi đầu tư xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi; tài liệu giảng dạy và học tập; chi trả tiền thuê cơ sở vật chất (nếu có);
- Chi khấu hao tài sản cố định;
- Chi thực hiện nghĩa vụ thuế đối với cơ quan Nhà nước;
- Chi phúc lợi tập thể, khen thưởng;
- Các khoản chi hợp pháp khác.
Nguyễn Quốc Bảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Trường mẫu giáo có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?
- Sự ra đời của Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc? Thời gian tổ chức Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 18 11?
- Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt khi kinh doanh gôn là bao nhiêu? Xác định số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp khi kinh doanh gôn?
- 03 lưu ý quan trọng khi đánh giá xếp loại đảng viên cuối năm? Điều kiện cơ bản để được đánh giá xếp loại?