Trưởng Văn phòng công chứng bắt buộc có thời gian hành nghề công chứng từ bao nhiêu năm trở lên?
- Trưởng Văn phòng công chứng bắt buộc có thời gian hành nghề công chứng từ bao nhiêu năm trở lên?
- Nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng gồm những thông tin nào của Trưởng Văn phòng công chứng?
- Khi thay đổi Trưởng Văn phòng công chứng thì Văn phòng công chứng phải đăng ký với cơ quan nào?
Trưởng Văn phòng công chứng bắt buộc có thời gian hành nghề công chứng từ bao nhiêu năm trở lên?
Thời gian hành nghề công chứng của Trưởng Văn phòng công chứng được quy định tại Điều 22 Luật Công chứng 2014 như sau:
Văn phòng công chứng
1. Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đối với loại hình công ty hợp danh.
Văn phòng công chứng phải có từ hai công chứng viên hợp danh trở lên. Văn phòng công chứng không có thành viên góp vốn.
2. Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng công chứng là Trưởng Văn phòng. Trưởng Văn phòng công chứng phải là công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên.
3. Tên gọi của Văn phòng công chứng phải bao gồm cụm từ “Văn phòng công chứng” kèm theo họ tên của Trưởng Văn phòng hoặc họ tên của một công chứng viên hợp danh khác của Văn phòng công chứng do các công chứng viên hợp danh thỏa thuận, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề công chứng khác, không được vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
4. Văn phòng công chứng phải có trụ sở đáp ứng các điều kiện do Chính phủ quy định.
Văn phòng công chứng có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác.
5. Văn phòng công chứng sử dụng con dấu không có hình quốc huy. Văn phòng công chứng được khắc và sử dụng con dấu sau khi có quyết định cho phép thành lập. Thủ tục, hồ sơ xin khắc dấu, việc quản lý, sử dụng con dấu của Văn phòng công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật về con dấu.
Theo quy định trên, Trưởng Văn phòng công chứng phải là công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên.
Trưởng Văn phòng công chứng (Hình từ Internet)
Nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng gồm những thông tin nào của Trưởng Văn phòng công chứng?
Những thông tin của Trưởng Văn phòng công chứng trong nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng được quy định tại khoản 3 Điều 23 Luật Công chứng 2014 như sau:
Thành lập và đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng
...
3. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định cho phép thành lập, Văn phòng công chứng phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi đã ra quyết định cho phép thành lập.
Nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng bao gồm tên gọi của Văn phòng công chứng, họ tên Trưởng Văn phòng công chứng, địa chỉ trụ sở của Văn phòng công chứng, danh sách công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và danh sách công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng của Văn phòng công chứng (nếu có).
...
Theo đó, nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng gồm những thông tin được quy định tại khoản 3 Điều 23 nêu trên. Trong đó phải có họ tên Trưởng Văn phòng công chứng.
Khi thay đổi Trưởng Văn phòng công chứng thì Văn phòng công chứng phải đăng ký với cơ quan nào?
Cơ quan mà Văn phòng công chứng phải đăng ký khi thay đổi Trưởng Văn phòng công chứng được quy định tại Điều 24 Luật Công chứng 2014, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 như sau:
Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng
1. Khi thay đổi một trong các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 23 của Luật này, Văn phòng công chứng phải đăng ký nội dung thay đổi tại Sở Tư pháp nơi Văn phòng công chứng đã đăng ký hoạt động.
Việc thay đổi trụ sở của Văn phòng công chứng sang huyện, quận, thị xã, thành phố khác trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đã ra quyết định cho phép thành lập phải được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định và phải phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng.
2. Văn phòng công chứng thay đổi tên gọi, trụ sở hoặc Trưởng Văn phòng công chứng thì được Sở Tư pháp cấp lại giấy đăng ký hoạt động trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Như vậy, khi thay đổi Trưởng Văn phòng công chứng thì Văn phòng công chứng phải đăng ký nội dung thay đổi tại Sở Tư pháp nơi Văn phòng công chứng đã đăng ký hoạt động.
Và Sở Tư pháp sẽ cấp lại giấy đăng ký hoạt động trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị. Trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trần Thị Tuyết Vân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Văn phòng công chứng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nào? Kho bảo thuế có phải là địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa không?
- Không sử dụng đất trồng cây lâu năm liên tục trong 18 tháng bị phạt bao nhiêu tiền? Bị thu hồi đất trong trường hợp nào?
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?