Trưởng văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài buộc phải luôn có mặt tại Việt Nam trong quá trình hoạt động của văn phòng đại diện không?
- Trưởng văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài buộc phải luôn có mặt tại Việt Nam trong quá trình hoạt động của văn phòng đại diện không?
- Trưởng văn phòng đại diện của một thương nhân nước ngoài không được kiêm nhiệm các chức vụ nào?
- Khi cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện có phải công bố Trưởng văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hay không?
Trưởng văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài buộc phải luôn có mặt tại Việt Nam trong quá trình hoạt động của văn phòng đại diện không?
Căn cứ tại Điều 33 Nghị định 07/2016/NĐ-CP về người đứng đầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh
Người đứng đầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh
1. Người đứng đầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh phải chịu trách nhiệm trước thương nhân nước ngoài về hoạt động của mình và của Văn phòng đại diện, Chi nhánh trong phạm vi được thương nhân nước ngoài ủy quyền.
2. Người đứng đầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh phải chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình trong trường hợp thực hiện các hoạt động ngoài phạm vi được thương nhân nước ngoài ủy quyền.
3. Người đứng đầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đứng đầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam. Việc ủy quyền này phải được sự đồng ý của thương nhân nước ngoài. Người đứng đầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.
4. Trường hợp hết thời hạn ủy quyền theo quy định tại Khoản 3 Điều này mà người đứng đầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh chưa trở lại Việt Nam và không có ủy quyền khác thì người được ủy quyền có quyền tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đứng đầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh trong phạm vi đã được ủy quyền cho đến khi người đứng đầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh trở lại làm việc tại Văn phòng đại diện, Chi nhánh hoặc cho đến khi thương nhân nước ngoài bổ nhiệm người khác làm người đứng đầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh.
5. Trường hợp người đứng đầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh không hiện diện tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đứng đầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh hoặc bị chết, mất tích, tạm giam, kết án tù, bị hạn chế mất năng lực hành vi dân sự thì thương nhân nước ngoài phải bổ nhiệm người khác làm người đứng đầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh.
Như vậy, hiện nay, vẫn chưa có quy định yêu cầu trưởng văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài bắt buộc phải luôn có mặt tại Việt Nam trong quá trình hoạt động của văn phòng đại diện.
Tuy nhiên, trưởng văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam.
Lưu ý: Trưởng văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.
Ngoài ra, nếu Trưởng văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình hoặc bị chết, mất tích, tạm giam, kết án tù, bị hạn chế mất năng lực hành vi dân sự thì thương nhân nước ngoài phải bổ nhiệm người khác làm Trưởng văn phòng đại diện.
Trưởng văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài có bắt buộc phải luôn có mặt tại Việt Nam trong quá trình hoạt động của văn phòng đại diện không? (Hình từ Internet)
Trưởng văn phòng đại diện của một thương nhân nước ngoài không được kiêm nhiệm các chức vụ nào?
Theo quy định tại khoản 6 Điều 33 Nghị định 07/2016/NĐ-CP về người đứng đầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh:
Theo đó, trưởng văn phòng đại diện của một thương nhân nước ngoài không được kiêm nhiệm các chức vụ sau:
- Người đứng đầu Chi nhánh của cùng một thương nhân nước ngoài;
- Người đứng đầu Chi nhánh của thương nhân nước ngoài khác;
- Người đại diện theo pháp luật của thương nhân nước ngoài đó hoặc thương nhân nước ngoài khác;
- Người đại diện theo pháp luật của tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam.
Khi cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện có phải công bố Trưởng văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hay không?
Căn cứ tại Điều 25 Nghị định 07/2016/NĐ-CP về công bố thông tin về Văn phòng đại diện, Chi nhánh:
Công bố thông tin về Văn phòng đại diện, Chi nhánh
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn và thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh, Cơ quan cấp Giấy phép có trách nhiệm công bố trên trang thông tin điện tử của mình các nội dung sau:
1. Tên, địa chỉ trụ sở của Văn phòng đại diện, Chi nhánh;
2. Tên, địa chỉ trụ sở của thương nhân nước ngoài;
3. Người đứng đầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh;
4. Số, ngày cấp, thời hạn của Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh, Cơ quan cấp Giấy phép;
5. Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh;
6. Ngày cấp lại, điều chỉnh, gia hạn và thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh.
Như vậy, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện Cơ quan cấp Giấy phép có trách nhiệm công bố trên trang thông tin điện tử của mình nội dung về Trưởng văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài.
Phan Thanh Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thương nhân nước ngoài có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được phép chuyển đổi công năng nhà ở từ nhà ở phục vụ tái định cư sang nhà ở xã hội hay không?
- Việc bán lâm sản khai thác tận dụng đối với rừng trồng có giá trị lâm sản có phải hình thức thanh lý rừng trồng không?
- Sơ cấp lý luận chính trị là gì? Tốt nghiệp trung học cơ sở có được học sơ cấp lý luận chính trị không?
- Đảng bộ, chi bộ cơ sở cơ quan là hạt nhân chính trị ở cơ sở đúng không? Nhiệm vụ lãnh đạo công tác chính trị tư tưởng?
- Trung cấp lý luận chính trị là gì? Đối tượng nào được đào tạo Trung cấp lý luận chính trị theo quy định?