Trưởng văn phòng đại diện của tổ chức nghiên cứu nước ngoài tại Việt Nam sẽ được hưởng những chính sách ưu đãi gì?
- Trong hồ sơ xin thành lập văn phòng đại diện của tổ chức nghiên cứu nước ngoài cần kèm theo những giấy tờ gì về người được bổ nhiệm làm Trưởng văn phòng đại diện?
- Trưởng văn phòng đại diện của tổ chức nghiên cứu nước ngoài tại Việt Nam sẽ được hưởng những chính sách ưu đãi gì?
- Trưởng Văn phòng đại diện cần báo cáo định kỳ về hoạt động của văn phòng cho Bộ Ngoại giao bao nhiêu tháng một lần?
Trong hồ sơ xin thành lập văn phòng đại diện của tổ chức nghiên cứu nước ngoài cần kèm theo những giấy tờ gì về người được bổ nhiệm làm Trưởng văn phòng đại diện?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 06/2005/NĐ-CP quy định về hồ sơ xin thành lập văn phòng đại diện của tổ chức nghiên cứu ngoài như sau:
Hồ sơ xin lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam gồm:
1. Văn bản đề nghị lập Văn phòng đại diện của Tổ chức nước ngoài tại Việt Nam với những nội dung chính sau:
a. Tên của Tổ chức nước ngoài, nơi đặt trụ sở chính; tên Bộ, ngành hoặc chính quyền địa phương phụ trách;
b. Sơ lược về lịch sử phát triển, chức năng, nhiệm vụ của Tổ chức nước ngoài, những hoạt động hợp tác đã và đang triển khai ở các nước khác trong khu vực và trên thế giới;
c. Chương trình, dự án và kế hoạch hoạt động tại Việt Nam với thời hạn từ 5 năm trở lên;
d. Lý do lập Văn phòng đại diện, địa điểm đặt Văn phòng đại diện tại Việt Nam, dự kiến số người nước ngoài và người Việt Nam làm việc tại Văn phòng đại diện.
đ. Cam kết về việc Văn phòng đại diện và nhân viên Văn phòng đại diện phải tuân thủ pháp luật Việt Nam, không có bất kỳ hoạt động sinh lợi nào hoặc bất kỳ hoạt động nào khác nằm ngoài chương trình dự án hợp tác đã được cơ quan chủ quản phía Việt Nam phê duyệt.
2. Điều lệ hoặc Quy chế hoạt động của Tổ chức nước ngoài.
3. Văn bản của Bộ, ngành hoặc chính quyền địa phương nước ngoài phụ trách cho phép Tổ chức nước ngoài lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam; văn bản xác nhận tư cách pháp nhân của Tổ chức nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi đặt trụ sở chính cấp.
4. Văn kiện chương trình, dự án đã được Cơ quan chủ quản phía Việt Nam phê duyệt.
5. Tiểu sử của người dự kiến được cử làm Trưởng Văn phòng đại diện và Thư giới thiệu hoặc quyết định bổ nhiệm làm Trưởng văn phòng đại diện tại Việt Nam của người đứng đầu Bộ, ngành hoặc chính quyền địa phương phụ trách tổ chức nước ngoài.
Như vậy, trong hồ sơ xin thành lập văn phòng đại diện của tổ chức nghiên cứu nước ngoài cần kèm theo:
(1) Tiểu sử của người dự kiến được cử làm Trưởng Văn phòng đại diện.
(2) Thư giới thiệu hoặc quyết định bổ nhiệm làm Trưởng văn phòng đại diện tại Việt Nam của người đứng đầu Bộ, ngành hoặc chính quyền địa phương phụ trách tổ chức nước ngoài.
Trưởng văn phòng đại diện của tổ chức nghiên cứu nước ngoài tại Việt Nam sẽ được hưởng những chính sách ưu đãi gì? (Hình từ Internet)
Trưởng văn phòng đại diện của tổ chức nghiên cứu nước ngoài tại Việt Nam sẽ được hưởng những chính sách ưu đãi gì?
Căn cứ Điều 13 Nghị định 06/2005/NĐ-CP quy định về quyền lợi của văn phòng đại diện của tổ chức nghiệp cứu nước ngoài như sau:
Các quyền lợi
1. Quyền lợi của Văn phòng đại diện:
a. Sau khi được cấp Giấy phép, Văn phòng đại diện được phép thuê trụ sở, nhà ở và được tuyển dụng người làm việc theo các quy định liên quan của pháp luật Việt Nam;
b. Văn phòng đại diện được bảo hộ theo pháp luật Việt Nam, được mở tài khoản chuyên chi (bằng ngoại tệ hoặc bằng đồng Việt Nam có gốc ngoại tệ);
c. Việc sử dụng con dấu của Văn phòng đại diện được thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về quản lý và sử dụng con dấu;
d. Các trang thiết bị, xe ô tô cần thiết cho hoạt động của Văn phòng đại diện được miễn thuế nhập khẩu theo các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.
2. Trưởng Văn phòng đại diện và nhân viên là người nước ngoài của Văn phòng đại diện được hưởng các ưu đãi về thuế theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam áp dụng đối với cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
Theo đó, Trưởng Văn phòng đại diện sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam áp dụng đối với cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
Trưởng Văn phòng đại diện cần báo cáo định kỳ về hoạt động của văn phòng cho Bộ Ngoại giao bao nhiêu tháng một lần?
Căn cứ Điều 14 Nghị định 06/2005/NĐ-CP quy định về nghĩa vụ của Trưởng văn phòng đại diện như sau:
Các nghĩa vụ và trách nhiệm
1. Hoạt động của Văn phòng đại diện tại Việt Nam phải theo đúng nội dung, phạm vi hoạt động đã quy định trong Giấy phép được cấp.
2. Trưởng Văn phòng đại diện chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Văn phòng đại diện và của Tổ chức nước ngoài tại Việt Nam, có trách nhiệm định kỳ sáu tháng và hàng năm báo cáo bằng văn bản cho Bộ Ngoại giao và cơ quan chủ quản phía Việt Nam về tình hình hoạt động của tổ chức đó tại Việt Nam, đồng thời có trách nhiệm báo cáo, cung cấp tài liệu hoặc giải thích những vấn đề liên quan tới hoạt động của tổ chức mình cho Bộ Ngoại giao, cơ quan chủ quản phía Việt Nam khi được yêu cầu.
...
Theo đó, Trưởng Văn phòng đại diện có trách nhiệm định kỳ sáu tháng và hàng năm báo cáo bằng văn bản cho Bộ Ngoại giao và cơ quan chủ quản phía Việt Nam về tình hình hoạt động của tổ chức đó tại Việt Nam.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Văn phòng đại diện có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Thời hạn phê duyệt kế hoạch cải tạo nhà chung cư? Tiêu chí đánh giá chất lượng nhà chung cư để đưa vào kế hoạch được xác định theo quy trình nào?
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?