Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với trường hợp thấy người khác sắp chết mà không cứu giúp theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015
- Truy cứu trách nhiệm hình sự là gì? Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định thế nào?
- Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Tội không cứu người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng được quy định như thế nào?
- Khi nào không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng?
Truy cứu trách nhiệm hình sự là gì? Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định thế nào?
Truy cứu trách nhiệm hình sự có thể được hiểu là buộc người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội mà họ đã thực hiện. Người bị truy cứu trách nhiệm hình sự phải là người có năng lực trách nhiệm hình sự. Theo đó, người bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị áp dụng các biện pháp về tố tụng hình sự bao gồm khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử để buộc người có hành vi nguy hiểm cho xã hội được Bộ luật Hình sự quy định là tội phạm chịu trách nhiệm về hành vi đó.
Về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
- Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật Hình sự quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bốn loại tội phạm, cụ thể như sau:
+ 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
+ 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
+ 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
+ 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
- Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật này quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.
Nếu trong thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.
Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Tội không cứu người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng được quy định như thế nào?
Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội không cứu người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
Tội không cứu người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng được quy định tại Điều 132 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
“Điều 132. Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;
b) Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.
3. Phạm tội dẫn đến hậu quả 02 người trở lên chết, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Căn cứ quy định trên, đối với Tội không cứu người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, người phạm tội có thể bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Đồng, người phạm tội phạm Tội này cũng có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Khi nào không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng?
Hành vi không cứu người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng bị coi là tội phạm và được quy định tại Điều 132 Bộ luật Hình sự 2015. Tuy nhiên, để cấu thành Tội này cần phải thỏa mãn các dấu hiệu pháp lý sau:
* Khách thể của tội phạm:
Quyền được sống, được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người.
* Mặt khách quan của tội phạm:
- Hành vi khách quan của tội phạm này là hành vi không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, cụ thể như sau:
+ Người được xem là đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng là người mà tính mạng của họ đang trực tiếp bị đe dọa và cần phải có sự cứu giúp kịp thời của người khác. Nếu không được cứu giúp thì có thể nguy hiểm đến tính mạng của họ.
+ Người không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng là người ý thức rõ được tình trạng nguy hiểm của nạn nhân, biết được nếu người này không cứu giúp thì nạn nhân có thể chết mặc dù có đủ điều kiện và khả năng cứu giúp nhưng không cứu.
- Hậu quả: Nạn nhân chết.
* Mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi vô ý hoặc cố ý gián tiếp.
* Chủ thể của tội phạm: Người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự, đủ tuổi và và phải đủ điều kiện cứu giúp nạn nhân theo quy định của pháp luật.
Như vậy, căn cứ các dấu hiệu pháp lý trên, người nào không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng dẫn đến hậu quả người đó chết nếu thỏa mãn các dấu hiệu trên thì bị coi là tội phạm theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trường hợp không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng vì bản thân không đủ khả năng để cứu giúp hoặc đã cố gắng nhưng không thể cứu giúp và không thỏa mãn các dấu hiệu pháp lý cấu thành Tội này thì không bị coi là tội phạm và không bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015.
Trần Thị Huyền Trân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Trách nhiệm hình sự có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?
- Người làm chứng trong tố tụng dân sự là ai? Người làm chứng được từ chối khai báo lời khai không?
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư phải được công bố công khai ở đâu?
- Có phải đăng ký biến động đất đai khi góp vốn bằng quyền sử dụng đất? Nếu có thì đăng ký biến động đất đai ở đâu?
- Quy trình chuyển đổi vàng miếng khác thành vàng miếng SJC của doanh nghiệp mua bán vàng miếng như thế nào?