Truy xuất lịch sử giao dịch trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia được không? Chi phí nộp hồ sơ dự thầu là bao nhiêu?
Có thể truy xuất được lịch sử các giao dịch trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia không?
Theo Điều 51 Luật Đấu thầu 2023 quy định về yêu cầu đối với Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia như sau:
Yêu cầu đối với Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia
1. Công khai, không hạn chế truy cập, tiếp cận đối với thông tin được đăng tải công khai trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
2. Nguồn thời gian của Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia được xác định theo quy định của pháp luật về nguồn thời gian chuẩn quốc gia.
3. Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hoạt động liên tục, thống nhất, ổn định, an toàn thông tin, có khả năng xác thực người dùng, bảo mật và toàn vẹn dữ liệu.
4. Thực hiện ghi lại thông tin và truy xuất được lịch sử các giao dịch trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
5. Bảo đảm nhà thầu, nhà đầu tư không thể gửi hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất đến bên mời thầu sau thời điểm đóng thầu.
6. Các thông tin về nhà thầu, nhà đầu tư được kết nối, chia sẻ từ Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Hệ thống thông tin quản lý thuế, Hệ thống thông tin quản lý ngân sách, kho bạc và các hệ thống khác. Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia được kết nối với các Cổng thông tin điện tử, Hệ thống công nghệ thông tin khác để trao đổi, chia sẻ dữ liệu, thông tin phục vụ đấu thầu qua mạng và quản lý nhà nước về đấu thầu.
Như vậy, một trong những yêu cầu đối với Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia là có thể thực hiện ghi lại thông tin và truy xuất được lịch sử các giao dịch trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
Truy xuất lịch sử giao dịch trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia được không? (hình từ internet)
Chi phí nộp hồ sơ dự thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia là bao nhiêu?
Theo Điều 12 Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định về chi phí trong lựa chọn nhà thầu như sau:
Chi phí trong lựa chọn nhà thầu
....
11. Chi phí trong lựa chọn nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia bao gồm:
a) Chi phí duy trì tên và hồ sơ năng lực của nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia là 330.000 đồng cho 01 năm (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng). Nhà thầu nộp chi phí này kể từ năm thứ hai trở đi sau năm đăng ký tham gia Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
b) Chi phí nộp hồ sơ dự thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia là: 330.000 đồng cho 01 gói thầu (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng) đối với đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào giá trực tuyến theo quy trình thông thường; 220.000 đồng cho 01 gói thầu (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng) đối với chào hàng cạnh tranh;
c) Chi phí đối với nhà thầu trúng thầu của gói thầu đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh, chào giá trực tuyến theo quy trình thông thường áp dụng đấu thầu qua mạng:
...
Như vậy, chi phí nộp hồ sơ dự thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia là 330.000 đồng cho 01 gói thầu (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng) đối với đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào giá trực tuyến theo quy trình thông thường; 220.000 đồng cho 01 gói thầu (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng) đối với chào hàng cạnh tranh;
Tổ chức vận hành Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia có trách nhiệm gì?
Theo Điều 52 Luật Đấu thầu 2023 quy định về trách nhiệm của tổ chức vận hành Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia như sau:
- Bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng, bảo mật cơ sở dữ liệu của Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
- Bảo đảm tính toàn vẹn của các hồ sơ trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, ngăn chặn hành vi truy cập trái phép, thay thế hồ sơ bất hợp pháp.
- Bảo đảm an toàn, an ninh, bảo mật cho người dùng và quản lý hồ sơ người dùng; có cơ chế ghi lại thông tin và truy xuất nguồn gốc thông tin theo thời gian, hành động trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
- Xây dựng Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia bảo đảm tương thích với các hệ thống khác; giao diện thân thiện, đáp ứng tiêu chuẩn trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
- Quản trị rủi ro an toàn thông tin, an ninh mạng của Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
- Không được sử dụng các thông tin về dự án, dự án đầu tư kinh doanh, gói thầu, chủ đầu tư, bên mời thầu, nhà thầu, nhà đầu tư và thông tin khác trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia để phục vụ cho các mục đích không thuộc chức năng, nhiệm vụ của tổ chức vận hành Hệ thống.
- Bảo đảm hệ thống phần cứng đáp ứng yêu cầu triển khai hoạt động đấu thầu.
- Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, tổ chức vận hành Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia có những trách nhiệm nêu trên.
Nguyễn Thị Thanh Xuân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?
- Trang trí khánh tiết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 2030 theo Công văn 9743 như thế nào?
- Khẩu hiệu chào mừng ngày 20 11 ngắn gọn? Khẩu hiệu chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 ý nghĩa?