Truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô trên kênh nào? Trực tiếp Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô mấy giờ?
Truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô trên kênh nào? Trực tiếp Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô mấy giờ?
Ngày 04/10/2024, Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội có Kế hoạch 290/KH-UBND Tải về về tổ chức Chương trình truyền hình trực tiếp chính luận nghệ thuật đặc biệt “Hà Nội - Bản hùng ca phố” kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Theo đó, tại Mục 2 Phần III Kế hoạch 290/KH-UBND Tải về có nêu rõ về Chương trình kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô trực tiếp trên kênh sóng như sau:
Truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô Truyền hình trực tiếp Chương trình truyền hình trực tiếp chính luận nghệ thuật đặc biệt “Hà Nội - Bản hùng ca phố” kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: Ngày 10/10/2024. - Từ 19h00 - 19h45: Đón tiếp đại biểu, ổn định tổ chức. - Từ 20h10 - 21h40: Truyền hình trực tiếp Chương trình “Hà Nội - Bản hùng ca phố” trên kênh VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam. + Chương 1: Trận địa trong Thành phố. + Chương 2: “9 năm rừng lòng vẫn Thủ đô”. + Chương 3: “Bài ca Hà Nội”. |
Như vậy, Truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô vào lúc 20h10 - 21h40 trên kênh VTV1 của Đài Truyền hình Việt Nam.
Truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô trên kênh nào? Trực tiếp Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô mấy giờ? (Hình ảnh Internet)
Mục đích, yêu cầu khi tổ chức Chương trình kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô có mục đích là gì?
(1) Về mục đích
Căn cứ tại Mục 1 Phần I Kế hoạch 290/KH-UBND Tải về có nêu rõ về mục đích tổ chức Chương trình kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô như sau:
- Nêu bật ý nghĩa, giá trị lịch sử to lớn của Ngày Giải phóng Thủ đô, truyền thống cách mạng, tinh thần yêu nước, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; lòng tự hào, tự tôn dân tộc và tự hào về Thủ đô nghìn năm văn hiến, anh hùng.
- Khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh và tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam; khẳng định tầm nhìn, định hướng phát triển Thủ đô Hà Nội trong tương lai theo Nghị quyết 15-NQ/TW năm 2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; nhấn mạnh chủ đề tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô: “Hà Nội - Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người - Nơi hội tụ, kết tinh và tỏa sáng những giá trị cao quý, tiêu biểu của dân tộc”.
- Giáo dục truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”, tôn vinh những cống hiến, đóng góp của các tầng lớp Nhân dân, sự hy sinh to lớn của các thế hệ cha ông trong quá trình đấu tranh, bảo vệ, xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội; đồng thời cổ vũ, động viên cán bộ, đảng viên và Nhân dân quyết tâm xây dựng Thủ đô Hà Nội "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại" phát triển toàn diện và bền vững.
(2) Về yêu cầu
Căn cứ tại Mục 2 Phần I Kế hoạch 290/KH-UBND Tải về có nêu rõ về yêu cầu tổ chức Chương trình kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô 10 10 2024 như sau:
- Chương trình là một dấu ấn đặc biệt trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), là sự kết hợp giữa các tiết mục nghệ thuật và trình diễn công nghệ hiện đại, xen kẽ các phóng sự, phỏng 2 vấn nhân chứng lịch sử nhằm tái hiện chặng đường hào hùng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, đem đến cho khán giả Thủ đô và cả nước những cảm xúc thiêng liêng, tự hào và lãng mạn.
- Chương trình được tổ chức đảm bảo trang trọng, ý nghĩa, thiết thực, tiết kiệm, phù hợp với thực tiễn trên tinh thần đổi mới, hướng về người dân để người dân là trung tâm thụ hưởng, tham gia trực tiếp vào các hoạt động kỷ niệm.
Các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô gồm những gì?
Căn cứ theo tiết 3.2 tiểu mục 3 Mục II Hướng dẫn 126-HD/BTGTW năm 2023 quy định các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô như sau:
- Tổ chức Lễ dâng hương, dâng hoa vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm trên đường Bắc Sơn: Thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện.
- Tổ chức Lễ kỷ niệm:
+ Danh nghĩa tổ chức: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và thành phố Hà Nội.
+ Đọc diễn văn kỷ niệm: Đồng chí Bí thư Thành ủy Hà Nội thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước trình bày.
+ Đơn vị thực hiện: Thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với các ban, bộ, ngành và cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức.
- Tổ chức hội thảo khoa học cấp quốc gia: Thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Quốc phòng và các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện.
- Tổ chức các hoạt động “đền ơn, đáp nghĩa”, tuyên dương và gặp mặt công dân ưu tú của Thủ đô: Thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện.
- Tổ chức các triển lãm về 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô: Thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện.
- Tổ chức chương trình truyền hình trực tiếp chính luận nghệ thuật đặc biệt: Thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện.
- Tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng kháng chiến trên địa bàn các quận, huyện, thị xã, nhất là các di tích gắn với sự kiện giải phóng Thủ đô phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử và phát triển du lịch: Thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện.
- Xây dựng phim tài liệu: Thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương thực hiện.
- Xây dựng phim tài liệu tuyên truyền bằng nhiều thứ tiếng dân tộc cho đồng bào dân tộc thiểu số: Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, chỉ đạo Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện.
- Tổ chức Cuộc thi sáng tác kịch bản các thể loại phim truyện, phim tài liệu, phim hoạt hình theo chủ đề tuyên truyền: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với thành phố Hà Nội và các cơ quan liên quan thực hiện.
- Tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền ở Trung ương và địa phương bằng nhiều hình thức: Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn; chủ trì, phối hợp với thành phố Hà Nội biên soạn, phát hành tài liệu tuyên truyền về sự kiện.
Nguyễn Đỗ Bảo Trung
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Ngày giải phóng Thủ đô có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?
- Mẫu biên bản thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức? Công chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc khi nào?